Nghệ thuật trà cụ trong văn hóa trà Việt - Vẻ đẹp của ấm chén Việt Nam

Nằm trong chương trình không gian văn hóa trà Việt, trà đàm “Nghệ thuật trà cụ trong văn hóa trà Việt” là một hoạt động ý nghĩa, góp phần tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam.

Trong nghệ thuật thưởng trà Việt, bên cạnh trà ngon, cách pha trà điệu nghệ, thì dụng cụ pha trà cũng là yếu tố quan trọng làm nên giá trị của nghệ thuật tinh tế này. Để có những tách trà thơm ngon thì không thể không nhắc đến những dụng cụ pha trà trên bàn trà. Một bàn trà đầy đủ bao gồm nhiều loại trà cụ khác nhau. Trên bàn trà những dụng cụ uống trà thường thấy là ấm trà; tống; chén; khay trà; hũ đựng trà, lọc trà, kháo trà, bộ dụng cụ gắp, lót ly… Dù là người mới thưởng trà hay những người thưởng lâu năm. Đối với trà cụ chúng là vật thiết yếu nhưng đừng quá cầu kỳ đi theo một khuôn mẫu nào cả, vì trên hết là tâm mình luôn hướng về trà. Tuy nhiên, món trà cụ đầu tiên phải có chính là ấm pha trà, chén uống trà.

Trong khuôn khổ Festival Bảo tồn và phát triển Làng nghề Việt Nam 2023, tại không gian văn hoá Trà Việt, mọi người được tìm hiểu rõ nét hơn về trà cụ thông qua trà đàm “Nghệ thuật trà cụ trong văn hóa trà Việt”. Đặc biệt tất cả các ấm, chén trà trong không gian thưởng trà đều là sản phẩm của Việt Nam. Ban tổ chức muốn thông qua buổi trà đàm để giới thiệu, chia sẻ cho mọi người về sự phong phú, đa dạng và vẻ đẹp của ấm chén Việt Nam cũng như truyền tải văn hóa trà thông qua sự tìm hiểu về các loại trà cụ. Buổi trà đàm được chủ trì bởi ông Vũ Đình Mạnh Chủ tịch của Không gian gốm Việt – Thương hiệu An Thổ Túc.

Ông Vũ Đình Mạnh - Chủ tịch của Không gian gốm Việt - Thương hiệu An Thổ Túc chia sẻ tại trà đàm 
Ông Vũ Đình Mạnh - Chủ tịch của Không gian gốm Việt - Thương hiệu An Thổ Túc chia sẻ tại trà đàm 

Chia sẻ tại buổi trà đàm, ông Vũ Đình Mạnh cho biết, An Thổ Túc ra đời với khát vọng đưa những dụng cụ pha trà thuần Việt mà trọng tâm là ấm và chén vào không gian thưởng trà của người Việt. Trong An Thổ Túc, chữ “Thổ Túc” có nghĩa là đất đầy đủ.

Cũng theo ông Mạnh, chất đất Việt rất đầy đủ tố chất để tạo nên một ấm trà có công năng xuất sắc. Và đất mẹ Việt Nam cũng đầy đủ những sản vật quý để có thể tạo nên những dụng cụ pha trà chất lượng. Ấm An Thổ Túc được chế tác từ loại đất quý được khai thác từ vùng núi Tràng An, Ninh Bình. Để làm ra loại ấm này, anh đã phải nghiên cứu rất kỹ về các loại đất. Vì ấm An Thổ Túc đòi hỏi đất phải thật sự tinh sạch. Đất được khai thác ở tầng đất sâu, có sự kết tinh từ các loại khoáng kim loại quý như cao lanh, đất sét và phù sa mà đất ở Bát Tràng hiện nay không có. Sau khi khai thác, đất sẽ được phơi ủ 5-7 năm để các tạp chất và khí dơ trong đất được khử hoàn toàn tạo ra một loại đất sạch “tinh khiết”. Khi đất được làm sạch và ủ chín, các thợ lành nghề sẽ mang đất đi lọc kỹ và nghiền liên tục trong 72 giờ (thời gian nghiền đất gấp 3 lần so với các loại đất làm ấm thông thường). Với quá trình liên tục và thời gian lâu như vậy tạo cho đất đủ độ mịn, khi đưa vào chế tác sẽ làm cho ấm được bóng, mịn đẹp…

Ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Biên tập Tạp chí Kinh Tế & Đồ uống chụp ảnh lưu niệm cùng ông Kiều Phúc Quý - Trưởng ban Quản trị cộng đồng Yêu Trà Việt, Ông Hoàng Vĩnh Long - Tổng Thư ký Hiệp hội Chè Việt Nam và các đơn vị tham gia sự kiện
Ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Biên tập Tạp chí Kinh Tế & Đồ uống chụp ảnh lưu niệm cùng ông Kiều Phúc Quý - Trưởng ban Quản trị cộng đồng Yêu Trà Việt, Ông Hoàng Vĩnh Long - Tổng Thư ký Hiệp hội Chè Việt Nam và các đơn vị tham gia sự kiện

Buổi chia sẻ đã giúp cho người yêu trà hiểu hơn về hành trình An Thổ Túc nói riêng và các thương hiệu Ấm chén trà cụ Việt nói chung đang từng bước phát huy những giá trị cha ông, tạo ra những sản phẩm trà cụ phù hợp với con người và văn hóa thưởng trà của Việt Nam. Qua buổi trà đàm, du khách cũng có thêm nhiều thông tin về những sản phẩm trà cụ “made in” Việt Nam, hiểu được rằng trà cụ Việt cũng phong phú đa dạng và có vẻ đẹp riêng biệt không thua kém bất kỳ sản phẩm của quốc gia nào.

Nghệ thuật trà cụ trong văn hóa trà Việt - Vẻ đẹp của ấm chén Việt Nam - Ảnh 1
Nghệ thuật trà cụ trong văn hóa trà Việt - Vẻ đẹp của ấm chén Việt Nam - Ảnh 2
Nghệ thuật trà cụ trong văn hóa trà Việt - Vẻ đẹp của ấm chén Việt Nam - Ảnh 3
Những bộ trà cụ được sử dụng xuyên suốt trong chuỗi sự kiện là hàng Việt Nam 
Những bộ trà cụ được sử dụng xuyên suốt trong chuỗi sự kiện là hàng Việt Nam 

Tham dự buổi trà đàm, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những bộ ấm chén cổ, những dụng cụ pha trà tinh xảo, mà còn được tìm hiểu về các loại trà truyền thống của Việt Nam, như trà sen, trà mạn, trà ô long, trà xanh,... Bên cạnh đó, mỗi vị khách còn được các nghệ nhân trà trực tiếp pha trà và giới thiệu về những bí quyết pha trà độc đáo. Mỗi nghệ nhân đã thể hiện những nét tinh hoa riêng trong cách pha trà, từ cách chọn lá trà, tráng trà, rót trà đến thưởng trà.

Nằm trong chương trình không gian văn hóa trà Việt, trà đàm “Nghệ thuật trà cụ trong văn hóa trà Việt” là một hoạt động ý nghĩa, góp phần tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam. Buổi trà đàm đã thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia, mang đến cho họ những trải nghiệm thú vị và đáng nhớ.