Ngô nữ hoàng đỏ đắt khách

Ở Việt Nam còn có một số loại ngô có màu sắc, hình dáng độc lạ hay mùi vị thơm ngon như hoa quả có thể ăn sống mà không cần chế biến.

Càng cua bất ngờ được rao bán đầy chờ mạng

Ngô nữ hoàng đỏ đắt khách - Ảnh 1

Theo chia sẻ của nhiều chủ cửa hàng hải sản, sau khi cung cấp thịt cua lột sẵn cho mấy nhà hàng siêu thị nên phần càng sẽ bán riêng. Bởi có nhà hàng chỉ nhập thịt cua để chế biến mấy món như thịt cua phô mai đút lò, hay soup cua, cháo cua, miến xào thịt cua. Vì vậy, nhiều cửa hàng mới có càng cua để bán ra thị trường.

Càng cua được chia thành 2 loại: Càng cua size 24-30 càng/kg giá 530.000 đồng/kg; càng cua size 14-16 càng/kg giá 650.000 đồng/kg. Càng cua làm được nhiều món như là rang me, rang muối, đập dập cháy bơ tỏi, sốt trứng muối, sốt tiêu đen chấm bánh mì, xào tiêu xanh, nấu cari cua, hay đơn giản hấp lên chấm muối.

Trên thị trường, khách hàng sẽ thấy càng cua bán rất nhiều, chỉ cần gõ cụm từ “càng cua” sẽ nhận được hàng loạt bài đăng rao bán. Với càng cua biển, giá bán sẽ đao động từ 250.000 – 650.000 đồng/kg, tùy kích thước. Còn càng cua đồng đang được rao bán giá 170.000 – 200.000 đồng/kg.

Ngô nữ hoàng đỏ đắt khách

Ngô nữ hoàng đỏ đắt khách - Ảnh 2

Ngô nữ hoàng đỏ, hay còn gọi là ngô tím, là một giống ngô mới có nguồn gốc nhập khẩu từ Thái Lan. Đây là loại ngô có màu tím đậm hoặc màu đỏ thẫm, trông vô cùng bắt mắt.

Hình dáng của ngô nữ hoàng trông khá giống ngô Mỹ. Tuy nhiên, các hạt ngô có màu đỏ sẫm và xen lẫn vài hạt màu ánh tím. Bên ngoài bắp ngô có màu xanh, nhưng càng vào sâu bên trong lớp vỏ thì xuất hiện những đường vân màu đỏ tím đậm. Râu ngô có màu đỏ. Giống ngô này có thời gian sinh trưởng ngắn.

Ngô nữ hoàng đỏ có thể ăn sống. Người dùng chỉ cần rửa sạch và khi ăn sẽ cảm nhận được hương vị thơm, giòn ngọt và thanh mát. Ngoài ăn sống, người dùng có thể chế biến thành nhiều món ăn khác như salad, súp, chè và sinh tố.

Nếu không muốn ăn sống, chỉ nên hấp cách thủy dưới 20 phút hoặc nướng trong lò vi sóng tầm 3-4 phút trước khi dùng, tránh bị chín quá sẽ làm giảm chất dinh dưỡng vốn có trong ngô.

Ngô nữ hoàng không phải do bị biến đổi gene mà được lai tạo theo công thức, đã được kiểm tra công nhận nguồn gốc trước khi trồng rộng rãi. Giống ngô này chính thức được lưu thông và trồng, sản xuất tại Việt Nam vào năm 2019.

Giá ngô nữ hoàng đã hạ nhiệt, chỉ bằng 1/5 so với mức giá vài năm trước. Hiện ngô nữ hoàng được bán với giá sỉ 5.000 đồng/bắp, cao hơn năm ngoái 1.000 đồng. Khách mua theo cân là 15.000 đồng/kg, được 3-4 bắp tùy kích thước.

Giật mình với giá thịt bò Úc thượng hạng bán trên ‘chợ mạng’

 

Ngô nữ hoàng đỏ đắt khách - Ảnh 3

 

Để thưởng thức được những miếng thăn bò Hokubee của Úc, các tín đồ của món ăn này phải chi ra từ 700.000-900.000 đồng cho 1kg. Mức giá được xem là khá đắt đỏ so với các loại bò nhập khẩu bán trên thị trường hiện nay. Song, thời gian gần đây, trên "chợ mạng" nhiều người rao bán thịt bò Hokubee của Úc. Loại thịt bò này được quảng cáo là hàng thượng hạng nhờ áp dụng phương pháp chăn nuôi và chế biến tương tự bò Wagyu Nhật Bản. Nhờ vậy, miếng thịt bò có vân mỡ đan xen như cẩm thạch, giúp phần thịt này mềm mịn tan chảy khi ăn. 

Song điều khiến nhiều tín đồ của món steak (bò bít tết) không khỏi giật mình là giá thăn bò Hokubee được rao bán siêu rẻ, chỉ từ 280-350.000 đồng/kg tùy loại.

Tại một chợ online ở khu vực Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội), thăn bò Hukobee cũng được rao bán với giá 320.000 đồng/kg. Bên dưới mỗi bài đăng có tới vài chục, thậm chí hàng trăm bình luận đặt mua với số lượng 1-2kg mỗi đơn. 

Anh Phạm Trung Tiến, chủ một cửa hàng chuyên bò nhập khẩu cao cấp ở Hoàng Mai, cho biết, bò nhập khẩu có rất nhiều loại. Ví như cùng là thăn bò Úc nhưng có hàng loại A, B, C,... Theo đó, tùy vào từng loại mà có giá khác nhau.

Đây cũng là một phần lý do bò Hokubee trên thị trường có nhiều mức giá. Còn về chất lượng, chỉ nhà nhập khẩu và người bán nắm rõ, người mua nhìn bằng mắt thường không thể biết đó là hàng ngon hay không ngon, anh Tiến cho hay.

Vải thiều Việt có mặt ở siêu thị Mỹ, giá 200.000 đồng/kg

Ngô nữ hoàng đỏ đắt khách - Ảnh 4

 

Thông tin từ Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại San Francisco (Bộ Công Thương) cho biết, lô hàng gần 20 tấn vải thiều được vận chuyển theo đường biển đã nhập khẩu thành công vào thị trường Mỹ.

Theo đó, ngày 30/6 vải thiều chính thức bày bán ở hệ thống siêu thị Safeway, Albertsons tại các tiểu bang bờ Tây của nước này.

Đây là kết quả sau nhiều nỗ lực, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, doanh nghiệp (DN) trong nước, đặc biệt sự kiên trì, đầu tư bài bản chuyên nghiệp của công ty Dragonberry Produce có trụ sở tại thành phố Canby, Oregon (Mỹ).

Hệ thống siêu thị Safeway và Albertsons có mạng lưới lớn nhất bờ Tây nước Mỹ với 1.213 cửa hàng. Có thể thấy vải thiều Việt Nam bày bán tại hệ thống chuỗi siêu thị trên là nỗ lực lớn của DN hai quốc gia.

Vải thiều Việt Nam được quảng bá với thương hiệu Golden Lychee, bao bì đẹp mắt, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của khách hàng Mỹ.

Đặc biệt, vải thiều Việt Nam bán tại hệ thống chuỗi hai siêu thị trên với giá 200.000 đồng/kg là thành công lớn trong thúc đẩy tiêu thụ tại thị trường này. Do phần lớn trái cây Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ mới chỉ tiếp cận được hệ thống chợ, siêu thị nhỏ phục vụ người tiêu dùng gốc Á.

Giá vé máy bay hè giảm mạnh

Khảo sát trên website các hãng hàng không và các trang mạng bán vé máy bay trực tuyến, giá vé máy bay đang có xu hướng giảm mạnh so với cao điểm đầu mùa hè.

Các hãng Vietnam Airlines, Vietjet, Pacific Airlines, Bamboo Airways, Vietravel Airlines còn rất nhiều vé máy bay khởi hành trong tháng 7 với giá không cao. Giá vé máy bay tới các điểm du lịch, như từ Hà Nội, TP HCM đến Phú Quốc, cũng hạ nhiệt rất nhiều so với giai đoạn tháng 5.

Chặng TP HCM - Phú Quốc khởi hành giữa tháng 7 có giá từ 2 triệu đồng/khứ hồi; chặng Hà Nội - Phú Quốc cũng chỉ hơn 2 triệu đồng/khứ hồi. Các mức giá này giảm tới 50% hoặc hơn so với thời điểm vé máy bay tăng "sốc" dịp 30-4 vừa qua.

Các điểm du lịch biển như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc hay điểm đến nổi tiếng như Huế, Đà Lạt… được đông đảo hành khách lựa chọn.

Một số chuyên gia du lịch cho biết năm nay, thị trường du lịch hè không bùng nổ như mọi năm, sức mua của khách hàng thấp hơn kỳ vọng. Điều này buộc các hãng hàng không phải giảm giá vé máy bay để thu hút khách, kéo doanh thu lên trong những tháng còn lại của mùa hè.

Hương Trà (t/h)