Câu chuyện truyền thuyết về cây trà
Những câu chuyện về nguồn gốc của Trà hầu như có vẻ thần thoại hơn là sự thật. Cây trà là do Thần Nông - một trong Tam Hoàng của văn hóa Trung Hoa tìm ra. Trong huyền thoại của người Hoa Bắc kể rằng: Thần Nông - Một vị thần thành thạo về y khoa và dạy con người biết đến nông nghiệp, đã khám phá ra trà. Một ngày kia, đang đun nước dưới cây trà, có vài chiếc lá trà rơi vào ấm nước sôi của ông. Sau khi uống thử vài ngụm trà ấy, ông phát hiện mình có một năng lực kỳ diệu. Và ngay lập tức đã xếp trà vào danh sách các loại thảo dược của mình.
Một huyền thoại khác của người Hoa Nam kể rằng Đức Đạt Ma Sư Tổ của Thiền phái Thiếu Lâm Tự Trung Hoa. Ông đã ngủ quên trong lúc tọa thiền nên tức giận tự cắt mí mắt của mình quăng xuống đất và nơi ấy mọc lên một thứ cây kỳ lạ. Hái lá nấu nước uống khiến cho tâm hồn tỉnh táo, được gọi là Trà. Từ đó trà trở thành thức uống thông dụng của thiền môn.
Lịch sử phát triển của trà
Ảnh minh họa 2
Khác với truyền thuyết, các nhà khoa học nghiên cứu về lịch sử và sinh học xác định được vùng đất nguyên sản của trà ở một nơi hiện nay là tại vùng Vân Nam (Trung Quốc - sát biên giới Việt Nam), Thượng lào, Bắc Thái Lan và vùng Tây Bắc Việt Nam, đây là là nơi khởi nguồn của cây trà cổ.
Ở thượng nguồn sông Mekong, dòng sông Lan Cang (tên gọi ở Trung Quốc). Có một khu vực đặc biệt có đến 7 loại khí hậu trong ngày. Quanh năm nhiều mưa, nhiều nắng, nhiệt độ chênh lệch lớn, thích hợp rất thích hợp cho việc phát triển của cây trà. Trong một khu vực, gần Phổ Nhĩ (cách Việt Nam 50km) có đến 20 núi trà cổ tập trung. Đây chính là khu vực hình thành những lá trà đầu tiên trên thế giới.
Cùng một khu vực với vùng trà Vân Nam, Trà cổ quý giá được xuất hiện tại Việt Nam rất nhiều ở vùng trà cổ thụ ở vùng núi phía Bắc. Như: Shan Tuyết Suối Giàng (Yên Bái), Tủa Chùa (Điện Biên), Tà Xùa (Sơn La), Lũng Phìn (Hà Giang), Pà Cò (Hòa Bình), Tô Múa (Sơn La)… Những cây cao hàng chục mét và thân rộng cả vòng tay ôm. Những lớp địa y to bằng bàn tay phủ mốc trên thân cây chè cổ thụ sần sùi.
Năm 1976, ông Djemukhatze - chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu chè của thế giới. Ông làm việc tại thông tấn Viện hàn lâm Khoa học Liên Xô đã đến nghiên cứu vùng Trà cổ thụ trong hai năm, bằng phương pháp sinh hóa thực vật, ông đã tìm ra những vết tích cây và lá Trà hóa thạch từ thời đồ đá ở vùng đất tổ Hùng Vương, Phú Thọ. Tại Yên Bái, ông tìm thấy một vùng Trà hoang khoảng 40.000 cây, có ba cây Trà cổ thụ sống hàng ngàn năm, cây lớn nhất chiều cao đến 9m, vòng thân độ ba người ôm không xuể, ở vùng Cao Bắc Lạng có những cây Trà hoang cổ thụ cao tới 18m.
Kết luận của ông xác định Việt Nam chính là một vùng quê hương của cây Trà trên thế giới. Đây là nguồn gốc đầu tiên của cây trà Việt Nam.
Lịch sử trà Việt
Các truyền thuyết luôn nói Trà là sản vật của phương nam. Tuy nhiên, bản chất trà không phải nằm trên vùng đất của người Trung Hoa. Ít nhất là cho đến đời nhà Nguyên.
Xét theo lịch sử cổ nước ta, Nước Văn Lang tồn tại 2622 năm (2879 - 258 Trước CN). Nước ta có vùng địa lý lớn hơn rất nhiều ngày nay. Phía Tây giáp đến Ba Thục, phía Bắc đến Động Đình (phía Nam sông Trường Giang), nam đến nước Hồ Tôn (Chiêm Thành). Vị trí này cho thấy toàn bộ vùng nguyên sản trà vốn thuộc về Việt Nam cổ - nước Văn Lang.
Bản đồ nhà Hán, nhà Đường và nhà Tống chưa hề nắm giữ vùng Tây Nam Trung Quốc hiện nay. Như vậy có thể nói trà không thể phát triển vào ba triều đại này. Chỉ có nhiều thư tịch do người Trung Hoa thường hay đi đó đi đây và ghi chép thành sách nên trà có thể biết đến.
Tuy vậy, trải qua quá trình lịch sử lâu dài, chiến tranh giữa các quốc gia, vùng trà dần chuyển đổi trên bản đồ như vật chuyển chủ. Người Phương Tây tiếp xúc với trà sau này, nên chỉ nắm được lịch sử trà từ nước Trung Hoa. Không nắm được lịch sử bắt đầu, càng không biết đến nước Văn Lang cổ ngày xưa.
Trải qua quá trình thay đổi qua điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu khác nhau, cây trà biến thể thành rất nhiều giống khác nhau và có nhiều mùi vị đặc sắc hơn. Giai đoạn đầu khi trà được khám phá ra. Cây trà chủ yếu được dùng làm thuốc trị bệnh. Phải trải qua nhiều giai đoạn của lịch sử, trà mới phát triển thành nhiều loại và trở nên thông dụng như ngày nay.
Ngày nay, mời uống trà là biểu hiện đầu tiên đã trở thành quy luật của lòng hiếu khách, tôn trọng khách trong mọi gia đình người Việt. Đằng sau tách trà nóng là biết bao câu chuyện được thổ lộ, từ những việc hệ trọng đến bình dân nhất.