Trà gừng hoa cúc
Hoa cúc có tên khoa học là Chrysanthemum indicum, họ Asteraceae, có vị đắng, cay, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, hạ hỏa, giải độc, bổ não và chữa suy nhược thần kinh. Từ nhiều năm nay, hoa cúc đã trở thành một loại hoa tuyệt vời mang lại nhiều lợi ích tốt đẹp cho chúng ta khi sử dụng chúng chế biến thành trà hoa cúc.
Gừng còn có tên khác là sinh khương, can khương, bào khương... Tên khoa học Zingiber officinale Rose, họ Gừng (Zingiberaceae). Được trồng phổ biến ở mọi miền nước ta để làm gia vị và làm thuốc. Gừng vừa là gia vị vừa là thuốc, ngoài việc tạo thêm hương vị cho một số món ăn, gừng có thể giúp ngăn ngừa được nhiều chứng bệnh. Thời điểm giao mùa, uống trà gừng thường xuyên có tác dụng kháng virus và kháng khuẩn, có lợi cho đường hô hấp.
Hoa cúc kết hợp cùng gừng được xem là một “phương thuốc” đặc biệt được mọi người truyền tai nhau. Nhiều người sử dụng trà hoa cúc với gừng hàng ngày vì những tác dụng rất tốt của nó cho sức khỏe. Trà gừng hoa cúc có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tăng sưc đề kháng vào những ngày giao mùa.
Trà quả cơm cháy
Loại cây có hoa này tạo ra một loại trà ngon có thể giúp giảm thời gian của các triệu chứng cảm lạnh và cúm. Một nghiên cứu cho thấy nước ép quả cơm cháy cô đặc có hiệu quả chống lại virus cúm ở người. Trong y học dân gian, quả khô hoặc nước ép được sử dụng để điều trị cúm, nhiễm trùng, đau thần kinh tọa, nhức đầu, đau răng, đau tim và đau dây thần kinh, cũng như thuốc nhuận tràng và lợi tiểu.
Uống trà quả cơm cháy pha từ quả khô hàng ngày để giảm bớt các triệu chứng của bệnh cảm lạnh.
Trà xanh
Trà xanh có chứa catechin và theanine giúp ngăn ngừa bệnh cúm. Ngoài ra, trà xanh có chứa một lượng vitamin C tốt cho sức đề kháng của cơ thể.
Uống trà xanh vào buổi sáng sẽ giúp bạn tỉnh táo, làm việc hiệu quả, nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Mỗi người bình thường hàng ngày chỉ nên uống 2-3 tách trà. Nếu ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, uống trà xanh giúp cơ thể tiêu hóa tốt
Trà sả
Trong mùa đông, trà sả có công dụng chữa cảm lạnh và ho bằng cách kết hợp lá sả, mật ong, hạt tiêu, quế, nước cốt chanh, lá bạc hà. Loại trà sả hỗn hợp này giúp thông mũi họng, giữ ấm toàn thân và dịu cơn ho trong mùa lạnh.
Ngoài ra, trà sả có tính kháng nấm, kháng khuẩn, chống ký sinh trùng, đặc biệt chống viêm. Khi bạn gặp phải những triệu chứng về đường tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu,... chỉ cần dùng 30-50g sả, sắc lấy nước uống 2-3 lần trong ngày để chữa trị các triệu chứng trên.
Trà gừng
Vào mùa đông, trà gừng sẽ giúp bạn giữ ấm cơ thể, ngăn ngừa cảm lạnh. Uống đều đặn 2-4 tách trà gừng sẽ có tác dụng thông xoang, long đờm, hạn chế chất nhờn gây tắc nghẽn đường thở. Gừng có tác dụng kháng vi rút và kháng khuẩn nên có lợi cho đường hô hấp.
Bên cạnh đó, trà gừng tốt cho sức khỏe dạ dày, khắc phục những sự cố liên quan đến đầy hơi, tiêu hóa kém, thậm chí cả ung thư ruột.
Qua nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học, gừng có nhiều hợp chất pararadol và gingerol, có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư, hạn chế khối u di căn sang các tế bào mô và bộ phân khác
Tuy nhiên nếu bạn lạm dụng cũng không hề tốt cho sức khỏe, sẽ gây chướng bụng, đầy hơi. Ngoài ra, gừng còn gây loãng máu. Vì vậy bạn bên cân nhắc lượng trà gừng tiêu thụ trong một ngày.
Hồng trà
Loại thức uống này tính ngọt nhẹ, mát, có thể dưỡng dương, tốt cho dạ dày. Do chứa một lượng protein nhất định, có thể có lợi cho cơ thể, uống hồng trà trong mùa đông, sinh nhiệt, ấm bụng, tăng cường khả năng chịu rét cho cơ thể.
Trà La Hán
Quả La Hán có tác dụng tiêu viêm, trị ho, mát gan, bổ phổi, chống khát. Bạn uống quả La Hán trong mùa hè còn có thể trị say nắng, giảm nhiệt.
Mùa đông, bạn dùng món này sẽ làm mềm và giữ ẩm cổ họng. Hơn nữa, vì nhiệt lượng thấp nên trà La Hán rất thích hợp cho những bệnh nhân bị tiểu đường hay người đang trong thời kỳ giảm béo.