Mùa thu tháng 8, là mùa đẹp nhất trong năm. Là thời gian có nắng đẹp nhất trong năm, ánh nắng chiếu xuyên qua từng tán cây, tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp. Thế nhưng mùa thu mà lúc mà khí hậu đang vào thời điểm giao mùa khiến nhiệt độ thay đổi thất thường, từ nóng chuyển sang lạnh và từ nắng, chuyển sang mưa trong một ngày. Do đó, các triệu chứng như ho và ngứa họng rất phổ biến khi thời tiết thay đổi. Không khí bị tù túng, gây khó khăn trong việc lưu thông của hệ hô hấp, đặc biệt đường hô hấp là nơi mà nhiều mầm bệnh dễ dàng xâm nhập khi chúng ta hít thở. Khi sự biến đổi nhiệt độ diễn ra nhanh sẽ làm hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, khiến cho virus gây bệnh cảm lạnh dễ dàng phát triển và lan truyền hơn trong điều kiện khí hậu lạnh, ẩm, ngoài ra còn các bệnh như nhiễm trùng hô hấp, viêm phổi, viêm xoang, đặc biệt là bệnh hen suyễn ở trẻ em.
Ngoài việc chúng ta cảm thấy khó chịu vì những thay đổi thất thường của thời tiết, cơ thể cũng phải chịu nhiều sự tổn thương, cơn đau, sự khó chịu dai dẳng. Thật may mắn là chúng ta có thể làm giảm sự khó chịu ấy bằng một vài phương pháp rất tự nhiên, đặc biệt là trà:
Trà gừng
Trà gừng là loại gia vị chứa nhiều chất dinh dưỡng và các hợp chất hoạt tính sinh học. Gừng có thể giúp giảm các triệu chứng hen suyễn bằng khả năng chống viêm, giúp hỗ trợ làm sạch đường thở và đảm bảo hơi thở không bị gián đoạn. Bên cạnh đó, trà gừng còn làm dịu các cơ hô hấp của phổi.
Trà đen
Trà đen được thêm mật ong với chanh làm cho nó trở thành một liệu pháp hoàn hảo cho bệnh viêm họng và cảm lạnh. Trong khi caffeine hoạt động như một chất kích thích và giảm đau, chanh sẽ thải độc tố ra ngoài và mật ong có tác dụng làm dịu cổ họng bị rát.
Trà cam thảo
Đặc biệt, chiết xuất glycyrrhizin từ rễ cam thảo giúp làm dịu cơn hen suyễn. Được thêm vào các phương pháp điều trị hen suyễn hiện đại. Do tác dụng chống viêm và kháng khuẩn, cả chiết xuất từ rễ cam thảo. Trà đều có thể hỗ trợ các tình trạng liên quan hô hấp.
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc giúp phòng ngừa cảm cúm, điều trị các bệnh về đường hô hấp như ho, viêm phế quản cấp và mãn tính. Y học cổ truyền thường dùng trà hoa cúc giúp làm ấm, chữa cảm lạnh hoặc phong hàn, sốt cao, nhức đầu… Trà này có tính mát nên có thể hạ sốt hiệu quả, kèm theo đó các triệu chứng của cảm cúm sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Trà bạc bạc hà
Tinh dầu trong trà bạc hà có các chất có tác dụng làm tan đờm, chất dịch nhầy và làm thông mũi bằng cách tống đờm ra khỏi cơ thể. Do đó, bạc hà giúp tạo cho người dùng cảm giác thở dễ dàng, trị bệnh cảm lạnh, cảm cúm, hiệu quả cho việc loại bỏ tắc nghẽn ở mũi và cải thiện hơi thở.