Uống trà có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nói chung và tim mạch nói riêng. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng uống một vài tách trà hàng ngày có thể giúp giảm mức cholesterol trong máu. Nó có thể làm giảm tác hại do hút thuốc gây ra và cũng có thể ngăn ngừa ung thư và bệnh tim.
Theo các nghiên cứu, trà rất tốt cho việc ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch, có thể là do chất polyphenol, về cơ bản là chất chống oxy hóa. Những hợp chất polyphenol này giúp dọn dẹp các gốc tự do có hại trong cơ thể, tuy nhiên cơ chế chính của quá trình này vẫn chưa được biết rõ.
Ngoài ra, theo các chuyên gia dinh dưỡng và nghiên cứu thực phẩm, trà là nguồn cung cấp Flavonoid chính trong chế độ ăn uống hằng ngày. Những người uống trà đã được chứng minh là có nồng độ Flavonoid hấp thụ vào cơ thể cao hơn 20 lần so với những người không uống trà. Hai tách trà không đường hằng ngày có thể giảm thiểu nguy cơ phát triển bệnh tim mạch.
Theo thống kê, uống một tách trà mỗi ngày có thể giảm được khoảng 1,5% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân, khoảng 4% nguy cơ tử vong do bệnh lý tim mạch, khoảng 2% nguy cơ biến cố trên tim mạch và giảm khoảng 4% nguy cơ tai biến mạch máu não. Cụ thể hơn, uống trà giúp giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành và các vấn đề tim mạch khác như đột quỵ, đau thắt ngực, đau tim và ngừng tim. Một nghiên cứu khoa học đã được thực hiện để kiểm tra điểm số vôi hóa động mạch vành. Kết quả chỉ ra rằng những người uống 2 - 3 tách trà hằng ngày có chỉ số vôi hóa mạch vành thấp hơn so với người không bao giờ uống trà. Các chuyên gia cũng lưu ý rằng những người uống trà thường xuyên sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch thấp hơn những người ít uống hoặc chưa bao giờ uống trà.
Trà đen: Một tách trà đen có 47 mg caffeine, khoảng một nửa lượng caffeine có trong tách cà phê tương đương. Thức uống này cung cấp polyphenol và flavonoid - những chất chống oxy hóa có thể phòng ngừa tổn thương tế bào, giảm viêm, cải thiện mức cholesterol.
Trà lá ô liu: Hương vị nhẹ, chứa các hợp chất như oleuropein và hydroxytyrosol hỗ trợ điều hòa huyết áp bằng cách thúc đẩy thư giãn của mạch máu. Người bệnh tăng huyết áp có thể pha trà này bằng cách ngâm 5 g lá ô liu khô trong 250 ml nước nóng, uống hai lần mỗi ngày để ổn định huyết áp.
Trà dâm bụt: Trà được làm từ cánh hoa dâm bụt khô, có màu đỏ đậm và vị chua nhẹ dễ chịu. Trà dâm bụt có lợi cho tim nhờ chứa anthocyanin và polyphenol có thể thư giãn mạch máu, giảm huyết áp.
Trà hoa cúc: Chứa flavanoid giúp thư giãn và ngủ ngon, có thể giảm đau bụng kinh. Ngủ ngon là điều cần thiết vì chất lượng giấc ngủ kém có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Khi ngủ đủ giấc, cơ thể chống lại viêm hoặc chữa lành vết thương tốt hơn.
Trà trắng: Bạch trà hay trà trắng cũng là 1 trong các loại trà tốt cho tim mạch. Trà trắng được thu hoạch từ búp non của cây trà trắng và được chế biến trong thời gian ngắn. Đây có lẽ là loại trà tinh khiết nhất và thường được khuyên dùng để nâng cao sức khỏe tổng thể của tim. Các Flavonoid có trong bạch trà tốt cho tim và giúp làm giãn động mạch bằng cách làm loãng máu, hạ huyết áp và giảm Cholesterol xấu. Trà trắng có thể giúp bảo vệ không chỉ trái tim của bạn mà còn toàn bộ hệ thống tuần hoàn.
Trà nhân sâm: Mặc dù nhân sâm chưa được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đánh giá chính thức về tác dụng thật sự, nhưng uống trà nhân sâm có thể giúp tăng cường sức khỏe cho tim mạch của bạn. Các nghiên cứu chứng minh rằng trà nhân sâm có thể làm giảm huyết áp bằng cách làm giãn các động mạch. Nó làm loãng máu bằng cách ngăn chặn sự kết dính của tiểu cầu và nó có thể cải thiện cấu hình Cholesterol, từ đó gián tiếp giúp tăng cường sức tim mạch. Hãy coi trà nhân sâm là một sự thay thế ngon miệng cho một loại đồ uống có nhiều đường. Thay thế trà ngọt chứa nhiều đường đó bằng một ly trà nhân sâm pha.