Phấn đấu xuất khẩu chanh leo đạt 500 triệu USD trong vài năm tới

Nếu như trước đây chanh leo chỉ là cây trồng sử dụng làm nước giải khát, quy mô hộ gia đình thì nay đã dần dần trở thành cây cây trồng có tiềm năng.

Có thể nói, những năm gần gây, cây chanh leo đã phát triển rất nhanh về diện tích cũng như giá trị xuất khẩu. Cây chanh leo được du nhập vào nước ta từ thời Pháp thuộc, tùy từng nơi cây chanh leo còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau: chanh dây, chanh leo, mác mác, chùm bao...

Tuy nhiên, suốt thời gian dài chỉ được trồng rải rác, chủ yếu để làm giàn che mát, sử dụng nước giải khát với tính chất hộ gia đình, chưa có vùng địa phương phát triển sản xuất hàng hóa.

Hiện nay chanh leo cũng đang dần trở thành cây có giá trị xuất khẩu tăng rất nhanh, năm 2015 chúng ta mới chỉ xuất khẩu đạt khoảng gần 20 triệu USD thì đến năm 2019 chúng ta xuất khẩu đạt giá trị gần 100 triệu USD, đặc biệt trong đó các sản phẩm chế biến từ chanh leo đã đạt trên 65% tổng giá trị xuất khẩu.

Để quản lý và định hướng phát triển cây chanh leo một cách bài bản, có trọng tâm và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, hiệu quả cao, bền vững; trên cơ sở phát huy tối đa tiềm năng lợi thế điều kiện tự nhiên của từng vùng, địa phương; gắn với phát triển công nghiệp chế biến, xuất khẩu và tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Một vườn trồng cây chanh leo
Một vườn trồng cây chanh leo

Ngày 3/7/2010, Bộ NN & PTNT phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai, tổ chức Hội nghị “Thúc đẩy phát triển sản xuất chanh leo bền vững”. Tại Hội nghị sau khi nghe các tham luận của Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật, các viện nghiên cứu và đại diện các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu chanh leo hàng đầu như Doveco, Nafoods, các HTX khu vực Tây Nguyên và các đại biểu tham dự Hội nghị, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đã kết luận và giao Cục Trồng trọt phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Đề án phát triển chanh leo bền vững đến 2025 tầm nhìn 2030.

Sử dụng tốt nguồn lực của Chương trình giống cây trồng, vật nuôi giai đoạn 2025-2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để đầu tư vào nghiên cứu chọn tạo giống chanh leo mới, xây dựng các TCVN đối với giống cây chanh leo... Cục Bảo vệ thực vật phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục xây dựng các quy trình nhân giống sạch bệnh, đẩy nhanh các nghiên cứu về sâu bệnh hại trên cây chanh leo và sớm có bộ thuốc an toàn, hiệu quả để sử dụng cho cây chanh leo.

Các doanh nghiệp, hiệp hội cần phối hợp chặt chẽ với các nhà khoa học, chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý để cung ứng ra thị trường các giống chanh leo tốt nhất, đảm bảo chất lượng, sạch bệnh, có chính sách liên kết để bao tiêu sản phẩm chanh leo cho bà con nông dân đảm bảo duy trì và phát triển vùng nguyên liệu một cách bền vững.

Các địa phương cần tập trung thực hiện công tác quản lý chất lượng giống chanh leo trên địa bàn theo tinh thần của Luật Trồng trọt đã ban hành là tăng cường công tác hậu kiểm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống chanh leo trên địa bàn từng tỉnh, huyện, xã. Đồng thời các địa phương cần có chính sách cụ thể để khuyến khích các Doanh nghiệp đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, nhà máy chề biến trên địa bàn để bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân.

Thanh Hà