Dựa theo báo cáo phân tích một số cổ phiếu đáng quan tâm trước phiên 26/8 của một số công ty chứng khoán. Chúng tôi xin trích lược lại như sau:
Cổ phiếu TNG: Tăng giá
Theo BSC, TNG đã đạt thành phiên bứt phá sau khi tích lũy trung hạn tại ngưỡng giá 12.0 Thanh khoản cổ phiếu đã vượt lên ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.
Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều đang ủng hộ xu hướng tăng giá. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đã hình thành.
Như vậy, nhà đầu tư có thể mở vị thế ở vùng giá 12.5-13.0 và chốt lãi quanh ngưỡng giá 15, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 12.0.
KBSV: Khuyến nghị đối với cổ phiếu FCN
Kết thúc phiên giao dịch ngày 3/9, cổ phiếu FCN tăng 0.5% lên 10,150 VNĐ/cp.
FCN vừa thông báo trúng thầu 2 dự án điện gió tại tỉnh Sóc Trăng là nhà máy điện gió Lạc Hòa và nhà máy điện gió Hòa Đông với tổng giá trị gói thầu lần lượt 266.1 tỷ đồng và 167.7 tỷ đồng.
Như vậy, cùng với dự án nhà máy điện gió Quốc Vinh Sóc Trăng và Trà Vinh 3, tổng giá trị các hợp đồng thi công nhà máy điện gió Fecon thực hiện lên gần 2.374 tỷ đồng, chiếm tới 58% tổng giá trị hợp đồng ký mới.
KBSV: Khuyến nghị đối với cổ phiếu DBC
Kết thúc phiên giao dịch ngày 3/9, cổ phiếu DBC tăng 5.4% lên 48,400 VNĐ/cp.
DBC ước lãi sau thuế giai đoạn tháng 7 - tháng 8 đạt 261 tỷ đồng và doanh thu 2,370 tỷ đồng. Kết quả trên giúp lãi sau thuế 8 tháng đầu năm của công ty đạt 1,011 tỷ đồng (tương đương 221% kế hoạch năm) và doanh thu 8,678 tỷ đồng.
HĐQT công ty mới đây cũng thông qua việc chỉ trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 15% (tương đương 1,500 VNĐ/cp).
MBS: Khuyến nghị đối với cổ phiếu MWG
Theo MBS, khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu MWG với giá mục tiêu 12 tháng khoảng 129.000 đồng, trên cơ sở: Nhu cầu đối với nhu yếu phẩm hàng ngày gia tăng, làm cải thiện mạnh doanh thu chuỗi BHX trong khi biên LN gộp được cải thiện; Kinh doanh đồng hồ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính trong chuỗi TGDĐ, đặc biệt trong những tháng cuối năm.
Doanh thu tháng 7/2020 ước tính đạt trên 8.600 tỷ đồng, giảm 7% n/n nhưng tăng 6% so với tháng 6 nhờ cải thiện doanh thu ở tất cả các chuỗi. Doanh nghiệp ưu tiên mục tiêu đảm bảo dòng tiền để vận hành, do đó tiếp tục cân nhắc về vấn đề chi trả cổ tức.
MWG cho biết, tổng doanh thu 2 chuỗi TGDĐ và ĐMX trong tháng 7 giảm tới 17% so với cùng kỳ năm ngoái do: Người dân thắt chặt chi tiêu đối với các sản phẩm điện tử tiêu dùng – vốn không phải là các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu; DN áp dụng nhiều chương trình quảng cáo, khuyến mại trong tháng 7/2019 nhân dịp 15 năm thành lập; Q3 vốn là mùa bán hàng thấp điểm nhất trong năm đối với các sản phẩm điện thoại – điện máy.
Kết quả là doanh thu trong tháng đạt 8.669 tỷ đồng, giảm 7% n/n, nhưng đã tăng khoảng 6% so với tháng liền kề trước đó nhờ sự đóng góp tích cực của chuỗi BHX khi tăng 80% n/n và 12% m/m. LNST tháng 7 tăng 7,5% m/m và 12,5% n/n lên 327 tỷ đồng
Trong Q3, với việc tạm đóng cửa 31 cửa hàng tại Đà Nẵng và Quảng Nam khi làn sóng Covid thứ 2 diễn ra trong nước, KQKD của 2 chuỗi TGDĐ và ĐMX nhìn chung sẽ bị ảnh hưởng tương đối, đặc biệt tại khu vực miền Trung khi MWG có 188 cửa hàng của 2 chuỗi. Doanh thu 2 chuỗi này ước tính giảm 30% còn khoảng 400 tỷ đồng trong tháng 7.
Lũy kế 7 tháng đầu năm, MWG ghi nhận 64.308 tỷ đồng doanh thu (+6% n/n), trong đó doanh thu chuỗi TGDĐ giảm 16% n/n, ĐMX tăng 1% n/n, và BHX tăng mạnh nhất với 122% n/n. LNST trong kỳ đạt ~2.353 tỷ đồng (-2% n/n), hoàn thành 68% kế hoạch năm.
Trái ngược với nửa đầu năm 2020 khi DN thực hiện đẩy mạnh mở rộng chuỗi BHX với độ phủ dày đặc nhằm giải phóng các mặt hàng tồn đọng và tăng công suất phục vụ của các kho/trung tâm phân phối ở khu vực tỉnh lẻ, việc mở mới cửa hàng được điều chỉnh chậm lại về mức bình quân khoảng 50-80 cửa hàng/tháng kể từ tháng 7/2020, giúp DN giảm sự pha loãng doanh thu bình quân/cửa hàng.
Trong tháng 7/2020, DN đã khai trương thêm 75 cửa hàng BHX, thấp hơn so với mức bình quân 100 cửa hàng trong 3 tháng trước. Như vậy, tính đến cuối tháng 7/2020, chuỗi BHX có 1.561 cửa hàng, tăng 553 cửa hàng so với thời điểm đầu năm.
Chúng tôi ước tính số lượng cửa hàng mở mới dự kiến sẽ đạt 700 trong năm 2020 và khoảng 500 trong 2021, kéo theo tổng số cửa hàng trong chuỗi đến hết năm 2021 khoảng 2.200 cửa hàng. Doanh thu trung bình 1 cửa hàng năm 2020 dự phóng tăng 2,5% n/n, đạt tương ứng 1,3 tỷ đồng/tháng và tăng 11,5% n/n lên 1,45 tỷ đồng/tháng trong năm 2021.
Ngoài ra, từ tháng 7/2020, BHX bắt đầu đưa ra thị trường mô hình cửa hàng “5 tỷ” với diện tích khoảng 500 m2 và mục tiêu doanh số 5 tỷ đồng. Mô hình này có sức chứa 6.000-8000 SKUs và ghi nhận số lượt giao dịch lên tới 1.000-1.400 lượt/ngày/cửa hàng.
Tính tới cuối tháng 7, BHX đã có 12 cửa hàng mô hình “5 tỷ” từ việc nâng cấp các cửa hàng hiện hữu có doanh số cao. Kết quả là BHX đã có cửa hàng vượt mức doanh thu 4,5 tỷ đồng ngay trong tháng 7. Dự kiến, trong thời gian tới, mô hình “5 tỷ” sẽ được nhân rộng ở các tỉnh thành lớn.
Một số cửa hàng “5 tỷ” cũng đang được sắp xếp đi cùng với mô hình nhà thuốc An Khang diện tích từ 20-30m2 để tận dụng được lợi thế lượng khách mua sắm hàng ngày rất lớn ở BHX. Ngay lập tức, các nhà thuốc An Khang này đã ghi nhận số lượt giao dịch khả quan từ 100-150 hóa đơn/ngày/cửa hàng.
Nhà đầu tư chỉ nên xem những phân tích của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên. KTDU và tác giả không chịu trách nhiệm về các thiệt hại phát sinh (nếu có) liên quan đến nội dung được đăng tải.
Tú Thành