Phụ nữ có nên uống trà khi mang thai?

Uống trà khi mang thai là thói quen của nhiều chị em. Mặc dù phổ biến rộng rãi, nhưng không phải tất cả các loại trà đều được coi là an toàn cho phụ nữ mang thai.

Uống trà khi mang thai là thói quen của nhiều chị em
Uống trà khi mang thai là thói quen của nhiều chị em

Mặc dù, hiện vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào cho thấy việc dùng trà xanh đối với phụ nữ mang thai là thực sự không tốt và an toàn. Nhưng theo khuyến cáo chung đối với phụ nữ mang thai, những loại thực phẩm có chứa chất kích thích như cồn hay caffeine là không nên sử dụng trong suốt thai kỳ. Các chất kích thích có thể gây kích thích quá mức lên thai nhi, dẫn đến nhiều biến chứng không mong muốn.

Một nghiên cứu mới đây cho kết quả, phụ nữ mang thai nếu biết uống trà xanh một cách hợp lý có thể có lợi cho sự phát triển của bé sau này. Trà có chứa nhiều khoáng chất, vitamin, protein rất cần cho phụ nữ mang thai và thai nhi. Điều cần lưu ý là không uống quá nhiều đến mức nghiện và không uống trà chứa caffeine.

Loại trà an toàn cho phụ nữ mang thai

Hầu hết các loại trà chứa caffein được coi là an toàn để uống trong khi mang thai, miễn là bạn không tiêu thụ quá 300 mg caffeine từ trà mỗi ngày. Phụ nữ đặc biệt nhạy cảm với caffeine chỉ nên uống tối đa 100 mg caffeine mỗi ngày.

Khi nói đến các loại trà thảo dược, có rất nhiều nghiên cứu về tác dụng của chúng trong thai kỳ. Vì vậy, hầu hết các chuyên gia y tế khuyên phụ nữ mang thai tránh tiêu thụ bất kỳ loại thảo mộc nào với số lượng lớn. Nhưng theo một vài nghiên cứu, các loại trà thảo dược có chứa các thành phần sau đây có thể an toàn để tiêu thụ trong thai kỳ:

Trà lá mâm xôi: Trà này được coi là có khả năng an toàn và được cho là rút ngắn thời gian chuyển dạ và giúp chuẩn bị tử cung để sinh.

Nghiên cứu cho thấy rằng trà lá mâm xôi có thể rút ngắn thời gian của giai đoạn chuyển dạ thứ hai, nhưng chỉ trong khoảng 10 phút.
Nghiên cứu cho thấy rằng trà lá mâm xôi có thể rút ngắn thời gian của giai đoạn chuyển dạ thứ hai, nhưng chỉ trong khoảng 10 phút.

Trà bạc hà: Trà này được coi là có khả năng an toàn và thường được sử dụng để giúp giảm khí, buồn nôn, đau dạ dày hoặc ợ nóng. Tuy nhiên, không có nghiên cứu chứng minh chắc chắn lợi ích của bạc hà.

Trà bạc hà có khả năng an toàn và thường được sử dụng để giúp giảm khí, buồn nôn...
Trà bạc hà có khả năng an toàn và thường được sử dụng để giúp giảm khí, buồn nôn...

Trà gừng: Gừng là một trong những phương thuốc thảo dược được nghiên cứu nhiều nhất trong thai kỳ và được coi là có thể an toàn.

Nghiên cứu cho thấy trà gừng làm giảm buồn nôn và ói mửa, nhưng khi được tiêu thụ khô, không nên vượt quá 1 gr mỗi ngày.
Nghiên cứu cho thấy trà gừng làm giảm buồn nôn và ói mửa, nhưng khi được tiêu thụ khô, không nên vượt quá 1 gr mỗi ngày.

Trà bạc hà chanh (Lemon balm tea): Trà này được coi là có thể an toàn và thường được sử dụng để làm giảm lo lắng, khó chịu và mất ngủ. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào được tìm thấy để chứngminh tác dụng và sự an toàn của nó trong thai kỳ.

Trà bạc hà chanh được coi là có thể an toàn và thường được sử dụng để làm giảm lo lắng, khó chịu và mất ngủ...
Trà bạc hà chanh được coi là có thể an toàn và thường được sử dụng để làm giảm lo lắng, khó chịu và mất ngủ...

Mặc dù thường được coi là an toàn, lá mâm xôi có thể thúc đẩy các cơn co tử cung trong khi bạc hà có thể kích thích dòng chảy kinh nguyệt. Do đó, các mẹ nên tránh uống hai loại trà này trong 12 tuần đầu của thai kỳ.

Những lưu ý cho mẹ bầu khi uống trà xanh

Vì nhiều nguy hiểm có thể xảy ra cho mẹ bầu nếu uống trà xanh quá nhiều nên thường các mẹ bầu kiêng luôn thức uống này. Tuy vậy, thức uống này sẽ vô hại nếu mẹ bầu tuân thủ những nguyên tắc uống trà xanh dưới đây:

- Nên kiêng uống trà ít nhất trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

- Chỉ uống 1 tách nhỏ trà hàng ngày, khoảng 200mg caffein và dưới mức caffein này được xem là an toàn cho mẹ bầu. Vì vậy, nếu mẹ đã uống trà rồi thì không nên uống cà phê.

 - Không nên uống trà khi đói vì chúng có thể khiến mẹ bầu rơi vào tình trạng cồn cào, chóng mặt… thậm chí có thể bị ngộ độc thận và gan. Nhất là trong thai kỳ thận của mẹ bầu sẽ yếu hơn khi bình thường.

- Ngoài ra cũng không nên uống trà trước và sau bữa ăn vì chúng ngăn cản cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng cần thiết, nhất là sắt.

- Trà lạnh cũng không tốt cho mẹ bầu vì chúng có thể gây lạnh bụng và đình trệ khí. Uống trà mới pha là tốt nhất. Trà đã để quá lâu hay để qua đêm có thể bị oxy hóa, biến chất và có chứa nhiều độc tố.

- Không nên dùng trà để uống thuốc, thậm chí là với các viên uống bổ sung như sắt hay canxi theo chỉ định của bác sĩ. Vì trà ngăn cản sự hấp thu các chất này khiến cho cơ thể bạn thiếu hụt dưỡng chất cần thiết.

- Không nên uống trà đặc vì điều này có nghĩa là bạn đang gia tăng lượng caffein có trong một tách trà.

- Không nên uống nước trà đường vì chúng sẽ biến thành nước đường khi các đặc tính của trà bị mất. Nếu bạn muốn uống ngọt một chút hãy pha mật ong. Hơn nữa, đường cũng không tốt cho mẹ bầu.

Di Linh (t/h)