Phú Thọ: Huyện Thanh Sơn nâng cao chất lượng sản phẩm giá trị thương hiệu chè Cẩm Mỹ

Với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp và nguồn nước thích hợp, cây chè ở huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) đã tạo được hương vị đặc trưng hấp dẫn, thu hút ngày càng nhiều khách hàng tiêu dùng, góp phần phát triển kinh tế cho các hộ gia đình ở địa phương.

Thu hoạch chè tại Hợp tác xã chè Cẩm Mỹ, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ).
Thu hoạch chè tại Hợp tác xã chè Cẩm Mỹ, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ).

Hợp tác xã sản xuất, chế biến chè Cẩm Mỹ được thành lập tháng 11 năm 2018 nằm tại khu 10, xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ nơi có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rất thích hợp với cây chè. Với sự nỗ lực cố gắng, Hợp tác xã sản xuất, chế biến chè Cẩm Mỹ đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh - năm 2021 và cấp chứng nhận OCOP sản phẩm đạt hạng 3 sao cho sản phẩm chè móc câu đặc biệt.

Sản phẩm chè sạch HTX chè Cẩm Mỹ xã Tất Thắng đạt sản phẩm OCOP 3 sao.
Sản phẩm chè sạch HTX chè Cẩm Mỹ xã Tất Thắng đạt sản phẩm OCOP 3 sao.

Với hơn 10 thành viên, Hợp tác xã sản xuất, chế biến chè Cẩm Mỹ đang từng bước khẳng định và nâng cao vị thế trên thị trường, kết nạp thêm nhiều xã viên tham gia trồng chè, cung cấp các sản phẩm chè sạch và an toàn, chế biến đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.Với hơn 10 thành viên, Hợp tác xã sản xuất, chế biến chè Cẩm Mỹ đang từng bước khẳng định và nâng cao vị thế trên thị trường, kết nạp thêm nhiều xã viên tham gia trồng chè, cung cấp các sản phẩm chè sạch và an toàn, chế biến đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

HTX chè Cẩm Mỹ tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ phát triển sản xuất để từng bước nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu sản phẩm.
HTX chè Cẩm Mỹ tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ phát triển sản xuất để từng bước nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Đặc biệt, với phương châm luôn tạo ra sản phẩm chè an toàn và chất lượng cho người tiêu dùng Hợp tác xã chè Cẩm Mỹ ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất chè, từ việc lựa chọn các giống chè chất lượng cao phù hợp với điều kiện khí hậu vùng Trung du và thích hợp với chế biến chè xanh như LDP1, LDP2, PHl, VN 15, chè Kim Tuyên. Áp dụng kỹ thuật canh tác chè theo hướng hữu cơ, thu hoạch búp chè tươi 100% bằng hái tay để có chất lượng nguyên liệu tốt nhất đưa vào chế biến. Hiện tại, Hợp tác xã có 15 ha chè đạt tiêu chuẩn VietGAP, trong thời gian tới, phấn đấu chuyển đổi diện tích chè trồng bằng giống chất lượng cao sang canh tác hữu cơ và đạt chứng nhận hữu cơ.

Sản phẩm sản xuất theo hướng hữu cơ 1 năm bón đến 1, 2 lần phân hữu cơ. Không sử dụng thuốc trừ cỏ và thuốc trừ sâu hóa học. Hợp tác xã chè Cẩm Mỹ cam kết mang đến cho khách hàng sản phẩm an toàn với phương châm “Sức khỏe là vàng”. Hợp tác xã luôn tuân thủ chặt chẽ các khâu trong quy trình chế biến chè, đồng thời kết hợp với bí quyết đã đúc rút trong nhiều năm đã tạo ra sản phẩm chè xanh có chất lượng chè đã đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và cũng để khẳng định thương hiệu chè xanh Cẩm Mỹ nói riêng, góp phần xây dựng thương hiệu Chè Xanh Phú Thọ.

Giấy chứng nhận của Hợp tác xã chè Cẩm Mỹ.
Giấy chứng nhận của Hợp tác xã chè Cẩm Mỹ.

Hợp tác xã sản xuất, chế biến chè Cẩm Mỹ cũng nhận được sự quan tâm, giúp đỡ về vốn, vật tư nông nghiệp, chuyển giao kĩ thuật, công nghệ… của các đơn vị như Liên minh Hợp tác xã tỉnh, hội Nông dân, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn,… Thông qua các chương trình hỗ trợ của Nhà nước và người dân tự đầu tư, các thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất và chế biến chè được trang bị khá đồng bộ như máy sao chè bằng gas; sao sấy bằng tôn innox, máy hút chân không…

Ông Đinh Mạnh Cường - Giám đốc Hợp tác xã chè Cẩm Mỹ, xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn cho biết: “Chúng tôi liên kết với các hộ sản xuất chè để giao lưu học tập lẫn nhau về phương pháp sản xuất chè hữu cơ, từ khi chế biến đến khi thu hái thì chúng tôi đều có nhật ký ghi chép và kiểm tra chéo giữa các hộ sản xuất làm sao để sản phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng và được thị trường tin tưởng. Đến nay thị trường chủ yếu của HTX là thị trường trong nước, chúng tôi cũng gửi mẫu sản phẩm ra nước ngoài, nếu được chấp thuận thì tới đây chúng tôi sẽ xuất khẩu. Hiện tại với gần 26 Ha chè, sản lượng hàng năm đạt trên 100 tấn chè búp tươi, đời sống của thành viên luôn ổn định từ 6 đến 10 triệu đồng/ tháng”.

Khu vực chế biến của Hợp tác xã chè Cẩm Mỹ.
Khu vực chế biến của Hợp tác xã chè Cẩm Mỹ.

Nói về hiệu quả của các HTX, tổ hợp tác với kinh tế địa phương, ông Đinh Quốc Toản - Phó Chủ tịch UBND xã Tất Thắng chia sẻ: “Trên địa bàn xã Tất Thắng, hiện tại có 2 hợp tác xã là hợp tác xã chè Cẩm Mỹ ở khu 10 và hợp tác xã nông nghiệp ở khu 11, mỗi hợp tác xã có trên 20 hộ liên kết sản xuất. Từ khi có hợp tác xã thì bà con có chuỗi sản xuất, đảm bảo đầu ra cho bà con nông dân và giúp bà con nông dân có nguồn thu nhập tương đối ổn định. Từ đó góp phần giảm nghèo bền vững tại địa phương”.

Những chuyển biến tích cực của các HTX về phương thức hoạt động, tổ chức sản xuất, đầu tư, liên doanh liên kết gắn với chuỗi giá trị đang góp phần nâng cao thu nhập cho các thành viên, từ đó thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển bền vững./.

Sơn Thủy