Sản xuất chè bền vững ở Lai Châu

Lai Châu hiện có 6.995ha, trong đó diện tích chè kinh doanh 3.938ha, sản lượng 30.860 tấn chè búp tươi. Thực hiện đề án phát triển vùng chè tập trung chất lượng cao giai đoạn 2015 -2020, diện tích chè không ngừng tăng qua các năm, hình thành các vùng chè tập trung chất lượng cao.

Được biết, diện tích chè sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm toàn tỉnh có 278,73ha sản xuất theo hướng chè sạch, hữu cơ (sản xuất theo tiêu chuẩn Rainforest Alliance (RA), sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP 30,7ha (đã được chứng nhận), sản xuất chè theo hướng nông nghiệp tốt là 492 ha. Đến nay, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu cho sản phẩm chè của huyện Tân Uyên, Tam Đường.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 46,94ha chè cổ thụ với số lượng 3.745 cây, chủ yếu nằm trong khu vực rừng phòng hộ, núi cao, xa đường giao thông và khu dân cư. Do vậy việc khai thác gặp nhiều khó khăn.

Tỉnh Lai Châu đã hình thành được vùng sản xuất chè thâm canh, đảm bảo chất lượng
Tỉnh Lai Châu đã hình thành được vùng sản xuất chè thâm canh, đảm bảo chất lượng

Toàn tỉnh hiện có 16 doanh nghiệp, Hợp tác xã (HTX), 47 cơ sở chế biến mini đang hoạt động chế biến chè. Trong đó có 9 doanh nghiệp, HTX được phân vùng nguyên liệu đang hoạt động, còn lại là chưa được phân vùng.

Trong thời gian qua, các Công ty, HTX đã chú trọng đổi mới thiết bị, dây chuyền công nghệ, hình thức mẫu mã sản phẩm như: Chè Olong, chè Sencha, Matcha, chè xanh, chè Bao Chung… Sản phẩn chè Lai Châu đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới: Trung Đông, Đài Loan, Mỹ, Đức, Hà Lan…(Công ty TNHH chè Tam Đường 95% sản phẩm xuất khẩu, 5% bán nội tiêu; Công ty CP chè Lai Châu 100% sản phẩm xuất khẩu; Công ty TNHH chè Hồng Đức 90% sản phẩm xuất khẩu…).

Các Công ty, HTX, cơ sở chế biến chưa được phân vùng nguyên liệu (8 Công ty, HTX, cơ sở chế biến tư nhân): Công suất chế biến từ 3 - 20 tấn chè búp tươi/ ngày (9.850 tấn chè búp tươi/năm), giá thu mua 6.000 đồng/kg chè búp tươi (đối với chè hái bằng tay),7.000 đồng/kg chè búp tươi (đối với chè hái bằng tay).

Cùng với đó, nguyên liệu của các Công ty, HTX này một phần là diện tích chè của gia đình, họ hàng; một phần được ký kết với người dân (không tham gia ký kết với các đơn vị được phân vùng); một phần thu mua phá giá với các cơ sở chế biến khác nên xảy ra hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, tranh mua, tranh bán. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu bán ủy thác cho các Công ty xuất khẩu khác hoặc xuất khẩu trực tiếp sang các nước Trung Đông hoặc sơ chế bán cho các Công ty khác trên địa bàn tỉnh.

Đối với, các cơ sở chế biến mini (47 cơ sở). Sản lượng chế biến 350-400 tấn/năm nguyên liệu phục vụ cho chế biến là diện tích chè của gia đình (không ký kết với Công ty, HTX); thị trường tiêu thụ là phục vụ nhu cầu nội tiêu.

Tình hình thực hiện ký hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thu sản phẩm theo Quyết định số 700/QĐ-UBND ngày 03/7/2018 của UBND tỉnh về điều chỉnh, bổ sung một số nội dung đề án phát triển vùng chè tập trung chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Lai Châu, có 09 Công ty, HTX được phân vùng nguyên liệu, diện tích đã ký kết hợp đồng liên kết sản xuất…

Bên cạnh đó, một số Công ty, HTX thực hiện cho người dân ứng trước vật tư phân bón, thuốc BVTV và thu hồi vốn thông qua việc thu mua lại chè búp tươi cho người dân. Qua đó thúc đẩy việc đầu tư thâm canh, tăng năng suất, đồng thời giúp các Công ty, HTX kiểm soát tốt yếu tố đầu vào, góp phần nâng cao chất lượng, tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Kết quả chuyển đổi cơ cấu giống chè năm 2011, vùng chè tỉnh Lai Châu chủ yếu là giống chè Shan trồng bằng hạt chiếm 85% diện tích, chè Trung du, PH6, PHU7 chiếm 5% diện tích, còn lại là các giống chè khác nhau như Kim Tuyên, Bát Tiên, Phúc Vân Tiên.

Hiệu quả sản xuất, chế biến năm 2019, dự ước tổng giá trị sản xuất chè của tỉnh thu được 121.355 triệu đồng, trong đó đã xuất khẩu được 1.950 tấn chè khô với giá trị thu được 4,29 triệu USD (xuất khẩu tại thị trường Đài Loan, Pakitstan, Afghanistan…). Thu nhập bình quân từ chè ước đạt 30 triệu đồng/hộ/năm.

Cán bộ kỹ thuật Công ty Cổ phần đầu tư phát triển chè Tam Đường hướng dẫn bà con xã Bản Bo (huyện Tam Đường) sử dụng thuốc sinh học phòng trừ sâu bệnh trên cây chè
Cán bộ kỹ thuật Công ty Cổ phần đầu tư phát triển chè Tam Đường hướng dẫn bà con xã Bản Bo (huyện Tam Đường) sử dụng thuốc sinh học phòng trừ sâu bệnh trên cây chè

Một số mô hình liên kết cho hiệu quả kinh tế cao, điển hình như mô hình liên kết sản xuất chè Matcha và các sản phẩm chè xuất khẩu sang thị trường khó tính của Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển chè Tam Đường: Sản xuất theo quy trình RA, quản lý theo tiêu chuẩn ISO 22000 - 2008, ISO 9.000-2015, sau khi trừ các khoản chi phí (vật tư, công lao động…) 01 ha cho thu nhập trên 99,6 triệu đồng/ha.

Sơn Thủy - Xuân Sỹ