Sản xuất chè bền vững ở Lào Cai

Hiện trạng sản xuất chè trên địa bàn tỉnh Lào Cai có tổng diện tích đến hết năm 2019 đạt 6.106,5ha, trong đó chè kinh doanh là 4.367ha, chè kiến thiết cơ bản là 1.739,5ha, sản lượng thu hoạch 25.700 tấn chè búp tươi.

Tình hình chuyển đổi giống chè mới với tổng diện tích chè 6.106,5 ha có 1.467,5 ha là diện tích chè giống mới sử dụng giống chè Kim Tuyên, Hùng Đỉnh Bạch, Ngọc Thúy, Bát Tiên, Phúc Vân Tiên là nguyên liệu chế biến chè chất lượng cao và chè Olong xuất khẩu, trong các giống mới chuyển đổi thì giống chủ lực vẫn là giống chè Kim Tuyên.

Trong đó, tình hình chuyển đổi diện tích chè sang cây trồng khác ở tỉnh Lào Cai trong những năm gần đây do nhu cầu thị trường tiêu thụ, mặt khác thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới một số công trình xây dựng cơ sở hạ tầng đã quy hoạch nằm trong diện tích đã được trồng chè cũ già cỗi năng suất và chất lượng chè thấp, đã chuyển đổi sang cây trồng khác và xây dựng cơ sở hạ tầng là 525,8ha.

Về cơ cấu giống chủ lực vẫn là chè Shan trên 58,78 % (3.589,3 ha), chè chất lượng cao chiếm 24,03% (1.467,5 ha); chè lai chiếm 17,87% (951,7 ha), còn lại khoảng 1,6% là giống chè Trung du; sản lượng thu hoạch cả năm đạt 25.700 tấn; giá trị bình quân 7.000 đồng/kg; xuất khẩu 2.500 tấn, giá bình quân 2,2 – 2,5 USD/kg (riêng Công ty chè Hiệp Thành giá bán 8,0 USD/kg; Công ty Lợi Sơn Điền 30 USD/kg).

Cùng với đó, về cơ cấu giống sản xuất sản phẩm 100% diện tích thu hoạch đều chế biến sản phẩm chè xanh phục vụ cho nội tiêu và xuất khẩu sang thị trường Tây Á và Đài Loan. Từ năm 1989 đến nay tỉnh Lào Cai không sản xuất chè đen.

Trong giai đoạn 2013 - 2015 tỉnh Lào Cai thực hiện tổ chức chứng nhận cho 1.035 ha chè VietGAP tại các huyện Mường Khương và Bảo Thắng; đến nay diện tích này đã hết thời hạn cấp chứng nhận VietGAP; tuy nhiên các địa phương vẫn tiếp tục duy trì sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tại các diện tích trên nhưng không tổ chức chứng nhận.

Nông dân Mường Khương thu hái chè
Nông dân Mường Khương thu hái chè

Đối với các cơ sở được cấp VietGAP năm 2013 – 2015 có 32 cơ sở được cấp chứng nhận VietGAP là Công ty chè Phong Hải (35ha); Công ty chè Thanh Bình (1.000ha), đến nay đã hết hạn, các địa phương duy trì sản xuất theo tiêu chuẩn trên không tổ chức chứng nhận. Đối với Công ty chè Bắc Hà hàng năm thực hiện chứng nhận sản xuất chè hữu cơ do tổ chức A.C.T cấp, sản lượng thu hoạch bình quân trên 1.000 tấn chè búp tươi/năm.

Các doanh nghiệp trên địa bàn áp dụng quản lý theo ISO; HACCP trên địa bàn tỉnh có 1 doanh nghiệp thực hiện sản xuất và chế biến chè hữu cơ do là HTX chè Bản Liền huyện Bắc Hà, thuộc Công ty chè Bắc Hà được cấp chứng nhận từ năm 2007 đến nay, với diện tích là 368 ha trên tổng diện tích vùng quy hoạch chứng nhận là 512 ha.

Còn lại, các tổ chức cá nhân khác đang trong giai đoạn hoàn thiện, lập hồ sơ đề nghị được chứng nhận và áp dụng theo tiêu chuẩn ISO và HACCP như Công ty Lợi Sơn Điền, Công ty chè Phong Hải, do vậy hiện tại chưa có địa phương, tổ chức doanh nghiệp nào thực hiện theo tiêu chuẩn.

Bên cạnh đó, căn cứ vào vị trí của từng địa phương tỉnh Lào Cai hiện có 9 cơ sở chế biến chè, hầu hết các doanh nghiệp đều ký kết hợp đồng ứng trước vật tư và thu mua sản phẩm chè búp tươi cho nhân dân ngay từ đầu vụ sản xuất với giá cả ổn định; tổng công suất chế biến khoảng 150 tấn búp tươi/ngày, sản lượng đáp ứng được 2/3 công suất theo thiết kế.

Cán bộ khuyến nông hướng dẫn người dân thu hái chè.
Cán bộ khuyến nông hướng dẫn người dân thu hái chè.

Tỉnh Lào Cai hiện có 7 huyện, thành phố sản xuất chè hàng hóa thì đã có tới 6 huyện đã hình thành và phát triển mạnh vùng sản xuất, chế biến chất lượng cao như Mường Khương, Sa Pa sản xuất chè Ô long; Bảo Thắng, Bảo Yên, Bát Xát sản xuất, chế biến chè xanh chất lượng cao; Bắc Hà sản xuất, chế biến chè hữu cơ.

Để đảm bảo diện tích chè tập trung đến năm 2020 trên địa bàn toàn tỉnh đạt khoảng 6.500ha, diện tích trồng mới trong năm 2020 phải đảm bảo 375 ha, cụ thể, Mường Khương (275ha), Bát Xát (120ha). Hoàn thiện Cổ phần hóa các Công ty chè có vốn Nhà nước, mở rộng, nâng cấp và cải tạo hệ thống cơ sở chế biến chè hiện có. Tìm kiếm thị trường, bạn hàng tổ chức nâng cấp chế biên sau các sản phẩm chè cao cấp nâng cao giá trị thu nhập của ngành chè./.

Vân Long - Xuân Sỹ