,Hiện nay trên địa bàn tỉnh đang xây dựng 01 chuỗi liên kết chè do Công ty TNHH chè Bình Thuận thực hiện với diện tích 281ha tại 3 xã Bình Thuận, Chấn Thịnh, Nghĩa Tâm (huyện Văn Chấn), liên kết 321 hộ dân.
Vùng sản xuất chè chất lượng cao, chè đặc sản chè Shan 2.033ha, sản lượng 5.197 tấn, tập trung tại huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải; chè nhập nội (giống chè Bát Tiên, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên) 497ha, sản lượng 3.425 tấn, tập trung tại huyện Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên, Lục Yên.
Trong đó, tái cơ cấu ngành chè Yên Bái theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững các mối quan hệ giữa sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm. Sắp xếp các cơ sở chế biến, đổi mới thiết bị, công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm mang lại giá trị gia tăng cao, nâng cao thu nhập cho người sản xuất, kinh doanh chè.
Cùng với đó, ổn định diện tích chè khoảng 8.500ha, trong đó diện tích chè Shan khoảng 2.600ha; trồng mới 600ha chè Shan, trồng thay thế khoảng 1.000ha diện tích chè già cỗi ở những nơi có diện tích trồng chè tập trung tại các huyện vùng thấp bằng các giống tiến bộ kỹ thuật năng suất, chất lượng cao phù hợp với nhu cầu thị trường.
Áp dụng các biện pháp kỹ thuật và đầu tư thâm canh đưa năng suất của diện tích chè thời kỳ kinh doanh bình quan đạt khoảng 10 tấn/ha/năm, sản lượng chè búp tươi đạt trên 80 nghìn tấn/năm.
Tiếp tục rà soát đánh giá năng lực sản xuất, thiết bị, công nghệ, khả năng cung cấp nguyên liệu của các đơn vị chế biến theo Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam (QCVN 01-07/2009/BNNPTNT) để có biện pháp quản lý và phát triển phù hợp. Quy hoạch vùng nguyên liệu ổn định cho các cơ sở chế biến phấn đấu đến năm 2020 các đơn vị chế biến có vùng nguyên liệu ổn định.
Đổi mới thiết bị, công nghệ chế biến để nâng cao chất lượng đa dạng hóa sản phẩm, phấn đấu 100% sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng tỷ lệ sản phẩm chè xanh, chè đặc sản, chè hữu cơ đạt trên 30%.
Bên cạnh đó, xây dựng và quản lý vùng nguyên liệu chè ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, phối hợp cùng Ủy ban nhân dân các huyện tiến hành điều tra đánh giá lại diện tích chè hiện có tại mỗi xã, phường từ đó xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp với các phương án quy hoạch đã được phê duyệt trên địa bàn.
Cụ thể, Ủy ban nhân dân các cấp công bố công khai các dự án quy hoạch có sử dụng đất chè đã được phê duyệt để các địa phương chủ động trong công tác chỉ đạo. Đối với những diện tích chè không nằm trong các dự án quy hoạch, chuyển đổi cần tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, vận động người trồng chè không chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng khác, áp dụng các biện pháp kỹ thuật đầu tư thâm canh tăng năng suất hoặc trồng cải tạo bằng các giống chè mới có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao.
Hướng dẫn người trồng chè áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đầu tư thâm canh tăng năng suất, phấn đấu năng suất chè bình quân đạt 10 tấn/ha. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao thu nhập của người làm chè.
Rà soát đánh giá năng lực sản xuất của các đơn vị chế biến từ đó có biện pháp quản lý phù hợp, hiệu quả. Hỗ trợ các đơn vị chế biến xây dựng vùng nguyên liệu. Nâng cao vai trò và tăng cường hoạt động của Hội các nhà sản xuất, chế biến, kinh doanh chè tỉnh Yên Bái.
Tuyên truyền nâng cao nhận thực cho các cấp, các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp và nhân dân về chủ trương, chính sách của tỉnh về phát triển cây chè. Hướng dẫn, quản lý, giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ đảm bảo đúng đối tượng và phát huy cao nhất hiệu quả của chính sách./.
Vân Long - Xuân Sỹ