Sơn La: Sẵn sàng tổ chức Lễ Hội Cà phê lần thứ nhất năm 2023

Từ ngày 20 - 23/10/2023, Lễ hội cà phê Sơn La lần thứ nhất năm 2023 sẽ được tổ chức tại Thành phố Sơn La .

Quảng trường Tây Bắc nơi sẽ diễn ra Lễ hội Cà phê Sơn La lần thứ nhất 2023. Ảnh: Nam Trứ.
Quảng trường Tây Bắc nơi sẽ diễn ra Lễ hội Cà phê Sơn La lần thứ nhất 2023. Ảnh: Nam Trứ.

Lễ Hội sẽ diễn ra các hoạt động như: Lễ Khai mạc “Arabica Sơn La - Hương vị của núi rừng Tây Bắc”; Lễ dâng hoa, dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh; Hội chợ triển lãm với chủ đề: “Cà phê Sơn La - Hội nhập và Phát triển”; Hội thảo nâng cao chất lượng cà phê Sơn La “Sản xuất cà phê bền vững”. Hội nghị kết nối giao thương sản phẩm cà phê; Trưng bày ảnh đẹp “Cà phê Sơn La - Hành trình tạo nên thương hiệu”; Hội thi nhà nông đua tài; Đêm Gala cà phê; Tổ chức các tour du lịch trải nghiệm, khám phá tour du lịch cà phê; Khánh thành các dự án đầu tư vào lĩnh vực cà phê: Khánh thành dây chuyền sản xuất trà Cascara, Khánh thành nhà máy chế biến cà phê Sơn La; Hội chợ sách “Sơn La bừng sáng tương lai”. Đặc biệt Lễ Bế mạc với Chủ đề: “Arabica Sơn La - Khởi nguồn sáng tạo” được diễn ra tại Quảng trường Tây Bắc.

Hiện công tác chuẩn bị đang khẩm trương, hoàn thiện...Ảnh: Nam Trứ.
Hiện công tác chuẩn bị đang khẩn trương hoàn thiện...Ảnh: Nam Trứ.
Tại Lễ hội sẽ có hơn 200 gian hàng giới thiệu các loại cà phê của các doanh nghiệp, công ty trong và ngoài tỉnh. Ảnh: Nam Trứ.
Tại Lễ hội sẽ có hơn 200 gian hàng giới thiệu các loại cà phê của các doanh nghiệp, công ty trong và ngoài tỉnh. Ảnh: Nam Trứ.
Quảng trường Tây Bắc, và các tuyến đường trên địa bàn tỉnh rực rỡ sắc màu cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu...Ảnh: Nam Trứ.
Quảng trường Tây Bắc, và các tuyến đường trên địa bàn tỉnh rực rỡ sắc màu cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu...Ảnh: Nam Trứ.

Được biết, trên địa bàn tỉnh Sơn La, có 3 địa phương là vùng nguyên liệu cà phê chính: Huyện Mai Sơn, thành phố Sơn La và huyện Thuận Châu, với tổng diện tích hơn 17 nghìn ha. Từ năm 2017, sản phẩm cà phê trên địa bàn tỉnh đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, với 3 loại sản phẩm là cà phê nhân, cà phê rang xay và cà phê bột.

Lễ hội Cà phê Sơn La lần thứ nhất sẽ được phát trược tiếp quan Đài truyền hình Việt Nam và Truyền hình Sơn La. Ảnh: Nam Trứ.
Lễ hội Cà phê Sơn La lần thứ nhất sẽ được phát trược tiếp trên Đài truyền hình Việt Nam và Truyền hình Sơn La. Ảnh: Nam Trứ.

 Các doanh nghiệp, cơ sở đủ điều kiện sử dụng gồm: Công ty TNHH Cà phê Sơn La, Hợp tác xã cà phê Bích Thao - Sơn La, Chi nhánh Sơn La - Công ty TNHH sản xuất và thương mại Cát Quế, Chi nhánh Sơn La - Công ty TNHH Xuất nhập khẩu cà phê Minh Tiến. Năm 2021, sản phẩm Cà phê của Hợp tác xã Cà phê Bích Thao Sơn La đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 5 sao cấp Quốc gia và thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam. Hiện nay cà phê Sơn La đã xuất khẩu tới gần 20 quốc gia (Nhật, Mỹ, các nước Trung Đông và các nước Châu Âu) và là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực trên địa bàn tỉnh Sơn La. Với đặc điểm về điều kiện tự nhiên phù hợp, sự cần cù, gắn bó của đồng bào dân tộc nơi đây cây cà phê Arabica sinh trưởng, phát triển và cho ra những hạt cà phê có hương vị tuyệt vời, xứng danh là đặc sản của vùng núi Sơn La. 

Ông Hà Như Huệ, Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Sơn La. Ảnh: Nam Trứ.
Ông Hà Như Huệ, Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Sơn La. Ảnh: Nam Trứ.

Ông Hà Như Huệ, Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh cho biết: Thông qua chuỗi sự kiện nhằm quảng bá cà phê Sơn La, phát triển cà phê chất lượng cao góp phần nâng tầm giá trị, khẳng định vị thế cà phê Sơn La tại thị trường trong và ngoài nước; tôn vinh người trồng, sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê, động viên cộng đồng cùng chung tay vun đắp cho sự phát triển của văn hoá cà phê trên địa bàn tỉnh Sơn La nói riêng và Việt Nam nói chung. 

Đây là cơ hội giới thiệu hình ảnh đặc sắc về văn hoá cà phê, về con người các tiềm năng, thế mạnh và du lịch của tỉnh, tạo dựng hình ảnh Sơn La thân thiện, mến khách, thu hút các nhà đầu tư, khách du lịch đến Sơn La; đẩy mạnh phát triển sản xuất, kết nối cung cầu, đổi mới sáng tạo, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi; thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, hỗ trợ quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng hàng hóa dịch vụ ở khu vực các xã đặc biệt khó khăn dựa trên tiềm năng, thế mạnh và nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương.

Nam Trứ /Văn phòng Tây Bắc