Sự khác nhau giữa các loại trà cao cấp

Trước đây, hầu hết các loại trà ở Việt Nam đều là trà xanh. Và thật sự chúng ta cũng không có nhiều loại trà, nên mọi người thường chỉ biết trà theo tên gọi cụ thể, như trà Thái Nguyên, trà Sen, trà Lài, Trà Ô Long… Tuy nhiên gần đây, có rất nhiều loại trà khác nhau. Vậy làm thế nào để phân biệt chúng để chọn ra loại trà ngon thượng hạng?

Theo các chuyên gia, để có tách trà ngon, tất nhiên, xuất phát điểm nằm ở việc lựa lá trà cao cấp và hợp khẩu vị. Nói về trà truyền thống, các chuyên gia cho biết có bốn dòng trà riêng biệt là: Trà trắng, trà xanh, trà ô long và trà Phổ Nhĩ.

Trà trắng (white tea)

Trà trắng là loại tự nhiên nhất trong tất cả các loại trà. Đây cũng là loại trà khá quý hiếm và đắt đỏ, vì khu vực thu hoạch chỉ gói gọn trong một khu vực nhỏ ở miền Bắc Phúc Kiến, Trung Quốc.

Loại trà trắng cao cấp nhất được làm từ những lá trà tươi non vẫn còn sợi lông tơ trắng. Lá được hái lúc tờ mờ sáng, trước khi búp nở. Sau đó phơi khô tự nhiên, chứ không được xử lý lên men hay ôxy hóa thêm.
Loại trà trắng cao cấp nhất được làm từ những lá trà tươi non vẫn còn sợi lông tơ trắng. Lá được hái lúc tờ mờ sáng, trước khi búp nở. Sau đó phơi khô tự nhiên, chứ không được xử lý lên men hay ôxy hóa thêm.

Vì không được xử lý nặng tay, trà trắng giàu chất chống ôxy hóa nhất trong các loại trà. Vị nhạt hơn, không đắng bằng. Và có nồng độ caffeine thấp hơn khi so với các loại trà khác. Vì nhạt nên trà trắng được khuyên dùng trực tiếp, không pha sữa.

Trà xanh (green tea)

Trà xanh có độ xử lý nhất định khi so với trà trắng. Đây cũng là dòng trà có rất nhiều thể loại. Ví dụ như matcha, gyokuro và sencha từ Nhật Bản; trà Long Tỉnh, Bích Loa Xuân hay Hoàng Sơn Mao Phong từ Trung Quốc. Sự khác biệt nhỏ đến từ quy cách xử lý lá trà.

Lá trà xanh có thể được xử lý bằng nhiều cách: hấp, nướng, hoặc cả hai
Lá trà xanh có thể được xử lý bằng nhiều cách: hấp, nướng, hoặc cả hai

Tuỳ vào cách xử lý mà tạo ra hương vị nhẹ như Long Tỉnh hay đắng như matcha. Tuy nhiên thì trà xanh cũng không bị xử lý quá nặng tay, nên vẫn giữ lại nhiều dưỡng chất tốt như các chất chống ôxy hóa, catechin và EGCG.

Trà Ô long (oolong tea)

Từ trà xanh chuyển sang trà Ô long chỉ với một bước, đó là được ôxy hóa. Sau khi các lá trà được hái, phơi khô, chúng sẽ được ủ từ 8 - 80%. Tuỳ theo thời gian lên men mà lá trà Ô long có độ ngọt tự nhiên (lên men nhẹ) cho đến nặng hơn (lên men nhiều).

Hương vị của trà Ô long đậm hơn trà xanh, nhưng nhạt hơn trà đen, vì lá trà không được lên men quá lâu. Nốt đầu đậm như trà đen, nhưng nốt cuối lại mượt mà hơn. Đây cũng là loại trà ngon để pha cùng sữa nóng.
Hương vị của trà Ô long đậm hơn trà xanh, nhưng nhạt hơn trà đen, vì lá trà không được lên men quá lâu. Nốt đầu đậm như trà đen, nhưng nốt cuối lại mượt mà hơn. Đây cũng là loại trà ngon để pha cùng sữa nóng.

Trà Phổ Nhĩ

Trà Phổ Nhĩ cũng là một loại trà lên men. Nhưng nó khác các loại trà khác ở cả lá trà lẫn cách thức lên men.
Trà Phổ Nhĩ cũng là một loại trà lên men. Nhưng nó khác các loại trà khác ở cả lá trà lẫn cách thức lên men.

Đầu tiên, trà Phổ Nhĩ luôn được làm từ lá cây chè Shen (Shan Tuyết). Loại cây trà này thường mọc ở Vân Nam, ở Tây Nam Trung Quốc. Nó khác với loại cây trà xanh có lá nhỏ mọc ở các vùng khác của Trung Quốc.

Kế đến, có hai cách sản xuất trà Phổ Nhĩ. Loại thứ nhất, trà Phổ Nhĩ sống, được lên men tự nhiên, tương tự trà đen hay trà Ô long. Thời gian lên men càng lâu, thì hương càng thơm, màu càng đẹp. Có thể ví quá trình lên men trà Phổ Nhĩ sống như ủ rượu vang.

Loại thứ hai, trà Phổ Nhĩ chín, được lên thúc đẩy lên men với hơi nóng, nước ẩm và men vi sinh. Hương vị sẽ trở nên đậm đều, ngả vị gỗ, nhưng không có độ thay đổi theo thời gian như Phổ Nhĩ sống. Vì vậy, trà Phổ Nhĩ chín phù hợp để dùng cùng các món địa phương nhiều dầu mỡ, nặng gia vị.