Trong những năm gần đây hoạt động của chuỗi cung ứng mặt hàng chè vẫn còn tồn tại nhiều bất cập từ khâu cung cấp cho đến khâu tiêu thụ. Các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, giảm chi phí... ngày càng đòi hỏi ở mức độ cao hơn.
Để đáp ứng được các yêu cầu này thì phát triển chuỗi cung ứng ngắn chính là một trong những giải pháp hữu hiệu, đang dần trở thành một phương thức thương mại phổ biến trên toàn cầu, dần thay thế cho các phương thức thương mại truyền thống, với những ưu điểm như: Giảm tối đa các khâu trung gian; Duy trì và truyền đạt tính xác thực và độc đáo của sản phẩm nông sản; Mang lại lợi ích và tác động tích cực trên các góc độ kinh tế, xã hội và môi trường,…
Khi các tỉnh chú trọng phát triển chuỗi cung ứng ngắn, ngành chè sẽ tận dụng được các mặt lợi thế như: sự liên kết giữa người trồng, chế biến chè là các hộ nông dân, HTX khá chặt chẽ với nhau. Các hộ trồng chè sẽ có sự kết nối chia sẻ thông tin về: giống, giá, chất lượng chè, thị trường tiêu thụ,… Qua đó, mặt hàng chè sẽ tạo dựng cho mình được đẳng cấp chất lượng toàn cầu, nâng tầm giá trị xuất khẩu.
Theo đánh giá của chuyên gia, chủ thể chính của chuỗi cung ứng ngắn chính là các nông dân, nông hộ, trang trại, hợp tác xã, vừa sản xuất vừa tổ chức cung ứng nông sản thực phẩm trong thị trường địa phương, và sự gắn kết với người tiêu dùng được xem là điểm cốt lõi đảm bảo thành công của chuỗi này.
Việc tổ chức sản xuất, kinh doanh liên kết theo chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng ngắn sẽ giúp các HTX sản xuất chè mang lại giá trị kinh tế cao hơn cho thành viên, góp phần nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm của các HTX sản xuất chè trên địa bàn cả nước.
Có 3 lợi ích từ chuỗi cung ứng ngắn. Thứ nhất, về mặt kinh tế, nếu chuỗi cung ứng hoạt động suôn sẻ, khoa học và hiệu quả thì sẽ giảm bớt các chi phí trung gian và các chi phí khác, hàng hóa sẽ đi thẳng từ sản xuất đến tiêu dùng.
Từ đó người sản xuất sản phẩm nông sản sẽ thu được lợi nhuận cao hơn trước, hiện tượng ép giá ở các khâu trung gian hầu như không còn. Người tiêu dùng mua hàng trực tiếp của người sản xuất nhanh hơn và giá cả hợp lý hơn. Đây được đánh giá là kết quả kép của việc tạo lập chuỗi cung ứng ngắn mà Việt Nam sẽ học tập được từ các nước đi trước để xây dựng các chuỗi cung ứng của mình.
Thứ hai, về mặt xã hội, khi chuỗi cung ứng được rút ngắn, mối quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng sẽ trao đổi trực tiếp hơn, cởi mở hơn, thấu đáo hơn, từ đó nâng cao sự gắn bó giữa các thành viên quan trọng trong xã hội.
Thứ ba, về mặt môi trường, khi chuỗi cung ứng ngắn đi, các chi phí về thu hoạch, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ cũng sẽ giảm bớt đáng kể, góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường xã hội.
Khi chuỗi cung ứng ngắn đi vào hoạt động, mối quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng sẽ được trao đổi trực tiếp, cởi mở và thấu đáo hơn, từ đó nâng cao sự gắn bó giữa các thành viên quan trọng trong xã hội. Trong khi đó về mặt môi trường, khi chuỗi cung ứng ngắn hoat động, các chi phí về thu hoạch, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ cũng sẽ giảm bớt đáng kể, góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường xã hội.
Các doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi thông tin, tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng ngắn ký kết hợp đồng với các hộ sản xuất chè về cung cấp số lượng chè, đảm bảo lợi ích cho người trồng chè, tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp
Hiện nay chuỗi cung ứng ngắn đã đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp, các ngành hàng và các quốc gia. Chuỗi cung ứng ngắn mặt hàng chè là rất cấp thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh, cho sự tồn tồn tại và phát triển cho mặt hàng chè.
Hoàng Anh