Thái Nguyên: Tập huấn sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp từ cây chè La Bằng

Nhằm nâng cao giá trị cho sản phẩm chè La Bằng gắn với du lịch cộng đồng, văn hóa chè hướng tới chăm sóc sức khỏe và làm đẹp, được sự cho phép và phối hợp của chính quyền địa phương Dự án “Tea added values Innovation for Tea culture tourism - Đổi mới giá trị gia tăng của chè nhằm thúc đẩy du lịch gắn với văn hóa chè” do Chính phủ Australia tài trợ và Quỹ Cựu học viên Australia quản lý, đã tổ chức buổi tập huấn “Hướng dẫn và thực hành làm sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp” tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, (Thái Nguyên).

Đây là sự kiện nhằm mục đích nâng cao nhận thức và đào tạo kỹ năng cho người dân, đặc biệt là các nông dân trồng chè và các doanh nghiệp du lịch, về tiềm năng của cây chè trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.

Tập huấn hướng dẫn và thực hành làm sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp từ trà” tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, (Thái Nguyên). ảnh: Hoàng Tuấn.
Tập huấn hướng dẫn và thực hành làm sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp từ trà” tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, (Thái Nguyên). ảnh: Hoàng Tuấn.

Tập huấn được kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Dưới sự hướng dẫn của chuyên gia về công nghệ thực phẩm với hơn 10 năm kinh nghiệm, bà con được giảng dạy kiến thức chuyên môn về chè La Bằng, nhấn mạnh vào các hợp chất sinh học của cây chè và công dụng chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Qua đó, bà con nắm bắt và hiểu rõ lợi ích của chè La Bằng trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp như các hoạt chất chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, làm se khít lỗ chân lông, dưỡng da sáng mịn, ngăn ngừa lão hóa, hỗ trợ giảm cân, thanh lọc cơ thể...

Đặc biệt, tại buổi tập huấn là các giờ thực hành làm sản phẩm dưới sự hướng dẫn dắt của giảng viên và đôi ngũ dự án. Các sản phẩm thực hành gồm có: Xà bông trà xanh, xà bông tẩy da chết trà xanh, túi ngâm chân trà xanh thảo dược, dưỡng thể trà xanh và socola trà xanh. Các sản phẩm đi sâu vào chế biến matcha thành đa dạng các sản phẩm có giá trị cao trong phục vụ sức khỏe và lợi ích kinh tế. Mục đích tạo các sản phẩm chăm sóc sức khỏe hàng ngày, gần gũi và có tần suất sử dụng cao, có thể phục vụ trực tiếp bà con, gia đình cũng như khách du lịch lưu trú tại địa phương. Trong tương lai, phát triển thành các dạng du lịch trải nghiệm làm sản phẩm hoặc sản phẩm thương mại, tăng thêm thu nhập.

Người tham gia học lý thuyết và thuyết trình về cây chè và công dụng. ảnh: Hoàng Tuấn.
Người tham gia học lý thuyết và thuyết trình về cây chè và công dụng. ảnh: Hoàng Tuấn.
Thực hành làm xà bông rửa tay và xà bông tẩy da chết. ảnh: Hoàng Tuấn.
Thực hành làm xà bông rửa tay và xà bông tẩy da chết. ảnh: Hoàng Tuấn.
Thực hành làm sản phẩm túi ngâm chân. ảnh: Hoàng Tuấn.
Thực hành làm sản phẩm túi ngâm chân. ảnh: Hoàng Tuấn.
Thực hành làm sản phẩm socola. ảnh: Hoàng Tuấn.
Thực hành làm dưỡng thể. ảnh: Hoàng Tuấn.
Thực hành làm sản phẩm socola. ảnh: Hoàng Tuấn.
Thực hành làm sản phẩm socola. ảnh: Hoàng Tuấn.
Thuyết trình giới thiệu sản phẩm. ảnh: Hoàng Tuấn.
Thuyết trình giới thiệu sản phẩm. ảnh: Hoàng Tuấn.
Bà con chia sẻ cảm nhận của mình về chương trình tập huấn. ảnh: Hoàng Tuấn.
Bà con chia sẻ cảm nhận của mình về chương trình tập huấn. ảnh: Hoàng Tuấn.
Chụp hình lưu niệm cùng với sản phẩm. ảnh: Hoàng Tuấn.
Bà con chụp ảnh lưu niệm, cùng sản phẩm làm được từ dự án. ảnh: Hoàng Tuấn.
Bà con chụp ảnh lưu niệm, cùng sản phẩm làm được từ dự án. ảnh: Hoàng Tuấn.

Buổi tập huấn thu hút sự tham gia của hơn 100 người dân, bao gồm sự góp mặt của các hợp tác xã chè, nông dân trồng chè, các doanh nghiệp du lịch chè, và nhiều bà con các dân tộc thiểu số như Dao, Nùng, Sán Chí, Tày, Thái...Chương trình nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người tham gia. Bà con và doanh nghiệp du lịch chè đã bày tỏ sự hài lòng với những kiến thức và kỹ năng mới học được. Họ đặc biệt đánh giá cao phần thực hành, vì giúp họ hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất và tự tin hơn trong việc tạo ra các sản phẩm chất lượng từ chè.

Qua buổi tập huấn hướng dẫn và thực hành làm sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp từ cây chè La Bằng đã diễn ra thành công, mở ra nhiều triển vọng mới cho cộng đồng nông dân và doanh nghiệp du lịch chè tại Thái Nguyên. Sự kiện không chỉ giúp nâng cao nhận thức về giá trị của cây chè mà còn trang bị cho người dân những kỹ năng thực tế để phát triển kinh tế bền vững. Dự án hứa hẹn sẽ tiếp tục mang lại nhiều lợi ích thiết thực, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đặc biệt, bà con dân tộc thiểu số tham gia buổi tập huấn đã bày tỏ sự phấn khởi khi thấy được tiềm năng phát triển kinh tế từ cây chè của địa phương. Họ nhận thấy rằng, ngoài việc sản xuất chè để uống, việc phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp từ chè có thể mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới, góp phần cải thiện đời sống và bảo tồn văn hóa truyền thống.

HOÀNG TUẤN