Được biết, cây chè đã bén rễ ở vùng đất Văn Hán trên 80 năm nay. Trước đây người dân vốn quen với giống chè trung du, tuy trồng với diện tích lớn nhưng giá trị kinh tế không cao và được coi là cây trồng phụ. Nhưng đến nay, chè đã được xác định là một trong hai loại cây công nghiệp chủ lực của địa phương, cũng là cây xoá đói giảm nghèo, làm giàu của người dân nơi đây. Nói về sự thay đổi này, ông Vi Ngọc Thi, Chủ tịch UBND xã cho biết: Văn Hán là 1 xã vùng trung du của huyện Đồng Hỷ có diện tích tự nhiên là hơn 6 nghìn ha trong đó có diện tích trồng chè chiếm gần 100 ha. Bà con nông dân ở đây sống chủ yếu bằng cây chè của toàn xã chiếm khoảng 80%, chính vì vậy trong những năm qua chúng tôi chuyển đổi từ mô hình trồng cây chè trung du sang trồng cây chè cành hiện tại có 400 ha.
Điểm nhấn trong bức tranh kinh tế - xã hội ở Văn Hán thời gian qua là xã đã tập trung phối hợp cùng Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Thái Minh xây dựng và áp dụng mô hình khoa học - kỹ thuật vào việc trồng cây chè, đạt hiệu quả cao. Trước đây cây chè ở xã rất lớn nhưng để áp dụng khoa học kỹ thuật vào thì chưa có nên bà con vẫn sử dụng phân thuốc cỏ, thuốc sâu, hóa học vào chăm sóc cho cây trồng, việc này đặc biệt rất nguy hại cho sức khỏe và môi trường.
Trong năm 2016, Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Thái Minh đầu tư vào xã Văn Hán để triển khai nguồn phân hữu cơ sạch cho bà con trong xã. Ban đầu phía chính quyền địa phương khi tiếp nhận mô hình mới chúng tôi rất phấn khởi vì đây là mô hình khoa học “rất thiết thực” và đẩy mạnh triển khai trực tiếp với phía đại diện công ty để sản phẩm tới với bà con trồng chè trong toàn xã áp dụng. Tính tới thời điểm hiện tại trong xã có khoảng 40 hộ gia đình đã sử dụng và mang lại lợi ích kinh tế cao.
Thứ nhất là không ảnh hưởng sức khỏe cho bà con, thứ hai vấn đề môi trường tốt trong thời gian tới chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình này và phối hợp cùng công ty Thái Minh để cho bà con xây dựng thương hiệu chè Văn Hán. Nói đến việc áp dụng phương pháp mới vào việc trồng và chăm sóc cây chè chúng tôi cũng rất băn khoăn và sau khi tiếp cận cùng công ty Thái Minh chúng tôi thấy rất tốt nên đã thành lập các tổ hợp tác vào các hợp tác làm sao có dịch vụ vừa tiêu thụ sản phẩm vừa là quảng bá sản phẩm của Văn Hán ở trên thị trường không ở trong nước mà cả quốc tế biết đến.
Xã khuyến khích người dân tận dụng những diện tích đất đồi, khe lạch, đất bãi bỏ trống để trồng chè; tổ chức cho người dân đi tham quan học tập một số mô hình trồng, chăm sóc, chế biến chè có hiệu quả cao; khuyến khích người dân chuyển đổi từ giống chè bằng hạt sang trồng chè cành (với các giống như: LDP1, TRI 777; Kim Tuyên; Bát Tuyên…) và đặc biệt quan tâm quản lý chặt chẽ chất lượng giống chè. Đồng thời đẩy mạnh phát triển các làng nghề chè truyền thống để xây dựng thương hiệu chè; quảng bá sản phẩm chè thông qua việc tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm và Festival Trà. Tranh thủ các nguồn vốn từ Chương trình 135, xã ATK hỗ trợ người dân đầu tư hệ thống tưới nước tự động để tăng vụ chè đông. Nhằm nâng cao chất lượng chè, xã định hướng cho người dân trồng, chăm sóc, chế biến chè theo tiêu chuẩn VietGAP; đầu tư máy móc trong các công đoạn làm đất, chế biến, bảo quản chè. Vì vậy, diện tích chè của xã không ngừng tăng lên (đến nay xã đã có 700ha chè, trong đó có 20,6ha đạt tiêu chuẩn VietGAP).
Hiện nay, sản lượng chè búp tươi của xã đạt 8.400 tấn, với thu nhập 80 tỷ đồng, chiếm 47,76% tổng thu nhập của xã. Sản phẩm chè của các hộ trồng chè trong xã đã được tư thương từ T.P Sông Công; T.P Thái Nguyên; Hải Phòng, Hà Nội… đến đặt mua tại nhà. Giá bán chè cũng tăng lên (năm 2010 giá bình quân chỉ 50 đến 60 nghìn đồng/kg, từ 3 năm trở lại đây, giá luôn ổn định ở mức bình quân từ 130 đến 150 nghìn đồng/kg; chè ngon đến 300 nghìn đồng/kg). Vì vậy, đời sống của người dân làm nghề chè đã được nâng lên. Không chỉ những hộ trồng chè mà nhiều hộ kinh doanh cũng “phất” lên nhờ các dịch vụ phục vụ cho cây chè như: dịch vụ phân bón; thuốc bảo vệ thực vật; tôn sao chè; lắp đặt máy bơm, hệ thống giàn phun sương tưới chè…Từ đó góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã từ 20,7% năm 2010 xuống còn 11% năm 2014.
Chia sẻ việc áp dụng khoa học vào cây chè, chị Nguyễn Thị Vân xóm Phả Lý xã Văn Hán, Đồng Hỷ (Thái Nguyên) cho biết: Gia đình tôi trước đây có trồng cây chè theo phương pháp truyền thống diện tích là 8.000m2 đạt sản lượng trên 1,5 tạ/vụ chè khô còn bây giờ đạt trên 2 tạ/ vụ, trước đây sản phẩm không tốt còn bây giờ sản lượng tốt và độ vươn cây chè tốt hơn với phương pháp mới lúc đầu khó khăn về sau thì không có gì khó khăn vì quen dần có hiệu quả cao, sản phẩm trước đây phun chất hóa học cơ thể cảm thấy lúc nào cũng mệt mỏi và bây giờ thì tốt không mệt, đầu ra trước đây 100/kg, đến giờ là 200/kg về sau gia đình mở rộng thêm diện tích 11 nghìn m2 .
Nhận thấy sản phẩm chè Văn Hán là sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh sạch được áp dụng những khoa học tiên tiến hàng đầu, để làm sao trong những năm tới tiếp tục khuyến khích bà con nhân dân mở rộng và thay thế những giống chè cũ bằng giống chè mới có năng suất, chất lượng cao, cùng với đó từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chè Văn Hán được bà con trong và ngoài nước biết tới sản phẩm Văn Hán hay chè Tân Cương mỗi khi nhắc tới vùng đất Thái Nguyên anh hùng.
Sơn Thủy