Theo báo cáo mới nhất từ ResearchAndMarkets.com mang tên "Phân tích quy mô, thị phần và xu hướng thị trường trà, 2024-2030", thị trường trà toàn cầu dự kiến sẽ đạt giá trị 91,98 tỷ đô la vào năm 2030, với tốc độ tăng trưởng CAGR đạt 7,4% trong giai đoạn từ 2024 đến 2030. Sự tăng trưởng này phản ánh những thay đổi quan trọng trong thói quen tiêu dùng, nhậu cầu sản phẩm và xu hướng lối sống toàn cầu.
Thị trường trà toàn cầu dự kiến đạt 91,98 tỷ đô la vào năm 2030, với tốc độ tăng trưởng 7,4%/năm.
Một trong những yếu tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường trà toàn cầu là sự thay đổi về cấu trúc dân số và sự gia tăng thu nhập khả dụng của tầng lớp trung lưu, đặc biệt là ở các khu vực thành thị. Tầng lớp này đang có xu hướng tiêu dùng nhiều sản phẩm cao cấp và chất lượng hơn, trong đó trà được xem là một lựa chọn lối sống lành mạnh.
Thế hệ Thiên niên kỷ (Millennials) được dự đoán sẽ ghi nhận mức tăng trưởng mạnh nhất về tiêu thụ trà, đặc biệt là ở các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Brazil và Ấn Độ. Sự nhận thức ngày càng tăng về lợi ích sức khỏe của việc uống trà đang giúp thúc đẩy thị trường. Nhiều nhà sản xuất đang định vị lại sản phẩm như những thương hiệu chăm sóc sức khỏe và lối sống để thu hút nhiều người tiêu dùng hơn.
Người tiêu dùng hiện đang ngày càng quan tâm đến các sản phẩm trà hữu cơ và cao cấp, đặc biệt là những loại trà có hương vị đa dạng và lợi ích sức khỏe. Trà xanh và trà trái cây đang trở nên phổ biến ở châu Âu nhờ vào những lợi ích sức khỏe được công nhận hoặc nhận thức. Các thương hiệu đổi mới và cao cấp đang thu hút ngày càng nhiều người mua trẻ tuổi, nhất là những người đang tìm kiếm các lựa chọn lối sống lành mạnh và sáng tạo.
Sản lượng trà đen toàn cầu được dự báo sẽ tăng hàng năm 2,1% cho đến năm 2030, một tốc độ chậm hơn so với mức tăng trưởng 2,4% trong thập kỷ trước. Sự mở rộng tại Trung Quốc dự kiến sẽ đáng kể với mức tăng 4,1%, nhờ vào nhu cầu nội địa tăng mạnh đối với trà đen. Hai nhà xuất khẩu trà đen hàng đầu là Kenya và Sri Lanka dự kiến sẽ tăng lần lượt 2,1% và 0,6% mỗi năm, trong khi Ấn Độ dự kiến sẽ tăng 2,3%/năm.
Ngược lại, sản lượng trà xanh toàn cầu dự báo sẽ tăng nhanh hơn với tốc độ 6,3%/năm và dự kiến sẽ tăng gần gấp đôi tại Trung Quốc vào năm 2030. Điều này cho thấy xu hướng rõ rệ về sự ưa chuộng các loại trà lành mạnh hơn và đa dạng hơn.
Với những sự gia tăng về sản lượng và tiêu thụ, cùng với những xu hướng tiêu dùng mới và sự mở rộng tại các thị trường chính, thị trường trà toàn cầu đang hướng tới một tương lai tươi sáng. Dự kiến đạt giá trị 92 tỷ đô la vào năm 2030, ngành trà không chỉ mở ra những cơ hội kinh doanh mới mà còn đóng vai trò quán trọng trong việc định hình xu hướng tiêu dùng sức khỏe và bền vững trên toàn thế giới.