Thu thuế vẫn chưa đạt kết quả khả quan

Đến ngày 30/7 là ngày kết thúc thời hạn nộp giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất theo Nghị định 41 nhưng tổng số tiền thuế và tiền thuê đất được gia hạn chỉ khoảng hơn 53.600 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với dự tính ban đầu của Bộ Tài chính là 180.000 tỷ đồng.

Theo Tổng cục Thuế, tính đến cuối tháng 7/2020, mặc dù cơ quan này đã tiếp nhận gần 180.000 đơn đề nghị gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất của DN theo Nghị định 41, nhưng số thuế giá trị gia tăng (GTGT) của DN được gia hạn thời gian nộp trên thực tế chỉ đạt 28.900 tỷ đồng; số thuế thu nhập DN được gia hạn cũng chỉ ở mức 20.500 tỷ đồng.

Đến ngày 30/7 là ngày kết thúc thời hạn nộp giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất theo Nghị định 41 nhưng tổng số tiền thuế và tiền thuê đất được gia hạn chỉ khoảng hơn 53.600 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với dự tính ban đầu của Bộ Tài chính là 180.000 tỷ đồng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong gói hỗ trợ tài chính 62.000 tỷ đồng, kết quả thực hiện cũng khá khiêm tốn. Tính đến cuối tháng 6/2020 mặc dù các địa phương đã phê duyệt chi ra khoảng 20.000 tỷ đồng cho 15,8 triệu đối tượng người lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19. Tuy nhiên, mới chỉ có khoảng gần 500 người thuộc nhóm lao động bị mất việc làm do dịch bệnh được hưởng gói hỗ trợ này. Trong khi đó, cả nước có khoảng gần 8 triệu người lao động bị mất việc, thiếu việc làm do ảnh hưởng bởi dịch bệnh trong các tháng vừa qua.

Nền kinh tế có thể phục hồi trong các tháng đầu năm, nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ DN được Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành triển khai thực hiện. Riêng trong nhóm chính sách tài khóa, tháng 4/2020 Chính phủ đã ban hành Nghị định 41 nhằm gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất đối với DN, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh chịu tác động của dịch Covid-19. Đồng thời Chính phủ cũng ban hành Nghị quyết 42 với gói tài chính 62.000 tỷ đồng để hỗ trợ trực tiếp cho người dân, người lao động, hộ kinh doanh gặp khó khăn do dịch bệnh.

Cuối tháng 4/2020, ngay sau khi Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ DN khôi phục nền kinh tế, Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) cũng đã có văn bản tổng hợp kiến nghị của nhiều hiệp hội, ngành hàng đề xuất giảm thuế suất GTGT từ 10% xuống 5% để giảm chi phí cho người tiêu dùng nhằm kích cầu cho các ngành trong và ngay sau dịch.

Những tháng vừa qua, nhiều hiệp hội ngành hàng như 150 DN lĩnh vực giáo dục đào tạo tại các thành phố lớn, Hiệp hội bất động sản TP.HCM, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Sở Du lịch TP.HCM… cũng đã gửi kiến nghị đến Chính phủ đề xuất kéo dài thời gian hoãn tiền nộp thuế và giảm 50% thuế GTGT để các DN có điều kiện duy trì sản xuất kinh doanh và giữ chân người lao động.

Theo phân tích của các DN việc giảm thuế GTGT và giảm mức đóng các chế độ bảo hiểm xã hội trong bối cảnh các DN vừa khôi phục lại hoạt động như hiện nay sẽ giúp giảm chi phí cho người tiêu dùng nhằm kích cầu tiêu dùng. Từ đó tạo hiệu ứng lan tỏa hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế. Đây có thể xem là giải pháp phù hợp để khoan sức DN, khoan sức dân để vừa chống dịch vừa phục hồi kinh tế.

Huy Đức