Thừa Thiên Huế: Gói thầu thả rạn nhân tạo hơn 120 tỷ chỉ có 1 nhà thầu tham dự

Theo kết quả mở thầu, chỉ có 1 nhà thầu tham dự là Liên danh Thả rạn Chân Mây, giá dự thầu 119,471 tỷ đồng. Thời gian thực hiện Gói thầu 150 ngày.

Thành viên đứng đầu Liên danh là Công ty TNHH Hoàng Ngọc, nhà thầu trúng nhiều gói thầu tại Thừa Thiên Huế trong những năm qua...Ảnh minh họa - nguồn: thuvienphapluat
Thành viên đứng đầu Liên danh là Công ty TNHH Hoàng Ngọc, nhà thầu trúng nhiều gói thầu tại Thừa Thiên Huế trong những năm qua...Ảnh minh họa - nguồn: thuvienphapluat

Cụ thể gói thầu số 14; Toàn bộ phần xây lắp thả rạn nhân tạo thuộc Dự án hợp phần Thả rạn nhân tạo thuộc Dự án Phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế vừa mở thầu sáng 10/5/2024.

Gói thầu này do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế là chủ đầu tư. Dự toán gói thầu 120,067 tỷ đồng, nguồn vốn từ khoản tiền bồi thường của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.

Theo kết quả mở thầu, chỉ có 1 nhà thầu tham dự là Liên danh Thả rạn Chân Mây, giá dự thầu 119,471 tỷ đồng, thời gian thực hiện Gói thầu 150 ngày. Thành viên đứng đầu Liên danh là Công ty TNHH Hoàng Ngọc, nhà thầu trúng nhiều gói thầu tại Thừa Thiên Huế trong những năm qua. Công Ty có mã số thuế 3300329802, do ông Hoàng Xuân Hiến làm đại diện pháp luật, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 25/04/2001, trụ sở tại TP. Huế, ngành nghề kinh doanh chính là "Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng", vốn điều lệ theo đăng ký thay đổi lần thứ 6 (ngày 31/3/2020) là 15 tỷ đồng.

Các khối rạn nhân tạo được sử dụng bằng các khối bê tông đúc sẵn với các hình dạng khác nhau được sử dụng tại các nước châu Âu
Các khối rạn nhân tạo được sử dụng bằng các khối bê tông đúc sẵn với các hình dạng khác nhau được sử dụng tại các nước châu Âu

Dự án Xây dựng rạn nhân tạo là một giải pháp kỹ thuật được sử dụng để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ven biển, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ, hạn chế cường lực khai thác ven bờ và chống đánh bắt bất hợp pháp.

Rạn nhân tạo được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất nhằm bảo vệ, phục hồi nguồn lợi, thu hút, tạo nơi cư trú cho các loài thuỷ sản. Việc thả rạn nhân tạo đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện từ lâu, phù hợp với xu hướng phát triển bền vững, thân thiện với môi trường, góp phần ổn định sinh kế cho ngư dân sống ven biển...

Bùi Quốc Dũng