Cụ thể, yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị địa phương liên quan khẩn trương rà soát, nghiên cứu xây dựng phát triển rừng trên địa bàn toàn tỉnh báo cáo UBND tỉnh trong quý II/2021.
Với đề án hưởng ứng trồng 01 tỷ cây xanh trong giai đoạn 2021-2025 phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, trong đó lưu ý đề xuất khối lượng công việc cụ thể, vị trí trồng, nguồn giống, nguồn vốn và phương thức thực hiện.
Tại công văn cũng nêu rõ đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác trồng rừng thay thế; xây dựng cụ thể kế hoạch trồng rừng thay thế cho giai đoạn 2021-2025 (địa điểm trồng, giống, loại cây trồng,...). Từ đó đề xuất điều chỉnh phân loại 03 loại rừng trên địa bàn tỉnh, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt trong tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay, hướng tới phát triển rừng bền vững.
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị địa phương liên quan khẩn trương rà soát, nghiên cứu xây dựng Đề án phát triển giống cây bản địa trên địa bàn tỉnh để phục vụ công tác phát triển rừng và trồng rừng thay thế. Bên cạnh đó, đề án khoanh nuôi, tái sinh, nuôi dưỡng, trồng bổ sung tại các diện tích rừng có tiềm năng để phát triển hệ sinh thái rừng thuận theo diễn thế tự nhiên vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm nguồn lực.
Thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước về quản lý bảo vệ và phát triển rừng đối với các Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên Lâm nghiệp, các ban quản lý rừng phòng hộ, các Khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bản tỉnh; đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước tại các đơn vị này; phối hợp với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh rà soát, nghiên cứu việc sử dụng kinh phí từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng để trồng mới rừng trên khu vực quản lý, xây dựng các vườn ươm giống cây bản địa,... đảm bảo theo đúng quy định.
Bùi Quốc Dũng