Có thể nói, trà đã phát triển cùng văn hóa người Việt trong dòng chảy lịch sử. Trong mỗi hơi thở của trà, “Trà Ân Thất” là một không gian trà đạo ‘độc nhất vô nhị’ địa chỉ số 1, ngõ 738 Đường Láng, quận Đống Đa (Hà Nội). Chính sự mộc mạc, tinh tế ấy vừa là khởi nguồn cảm hứng vừa là giá trị cốt lõi mà “Trà Ân Thất” theo đuổi trong suốt quá trình yêu trà và tạo nên thương hiệu riêng của mình.
“Trà Ân Thất” hành trình tiến tới mục tiêu
Xã hội ngày nay càng phát triển, kéo theo đó là quá trình đô thị hóa ở các thành phố lớn như Hà Nội ngày một nhanh; bên cạnh những con đường với dòng người tấp nập thì đâu đó trên mảnh đất Thủ đô vẫn còn tồn tại, xuất hiện những không gian văn hóa mang đập nét miền quê Bắc Bộ xưa kia. Cũng chính bởi không gian văn hóa này đã là nơi lưu giữ, truyền bá, phát triển văn hóa thưởng trà của người Việt từ những con người yêu cây trà Việt.
Trao đổi với chị Nguyễn Thị Minh Thu - Người sáng lập thương hiệu Trà Ân Thất, chia sẻ: Chỉ có bạn mới có thể vẽ lên bức tranh màu sắc cuộc đời mình. Có những điều không cần giải thích vì người không hiểu mình giải thích cũng như không. Có những điều chỉ có thời gian mới là câu trả lời chính xác nhất, có những thứ nhìn thế… nhưng không phải thế. Con đường tiến tới mục tiêu đầy chông gai và thử thách. Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân… Tôi tìm đến với Trà giống như tìm đến sự bình yên. Bộn bề ngoài kia, đắng cay cuộc đời, vấp ngã của tuổi trẻ khiến tôi chậm lại tự hỏi mình cần gì và sống vì điều gì…
Hãy để quá khứ ngủ yên, sống ở hiện tại, làm tốt những gì mình đang có để có một tương lai tốt đẹp. Trăm triệu hạt mưa rơi không hạt nào rơi nhầm chỗ. Nhân duyên sắp đặt ai cần gặp ai đều không thể sai và là đúng thời điểm nên gặp. Người đến, người đi trong cuộc đời đều mang một ý nghĩa gì đó đáng trân trọng. Cuộc đời mỗi con người may mắn khi có một đức tin (như tôi vào pháp Phật), may mắn khi tìm được minh sư, gặp được thiện tri thức và may mắn khi tìm được phương tiện để cùng mình tu dưỡng, tôi tu dưỡng cùng trà và cùng trà kết nối mọi nhân duyên.
“Pha trà tường đạo lý, thưởng trà thấu nhân sinh” đó là cảm ngộ khi tôi học và luyện tập cùng trà mỗi ngày. Trong trà có đạo, trong đạo có giáo lý giúp tôi giải thoát phiền não và chuyển hoá mạnh mẽ cùng Trà. Luôn biết ơn những gì đã đi qua trong cuộc đời mình, tôi nuôi dưỡng, ấp ủ và phát nguyện những điều tốt đẹp được lan toả rộng khắp vì thế TRÀ ÂN THẤT được sinh ra.
Khi vượt qua được nhiều biến cố trong cuộc sống, tôi tìm thấy bình yên bên Trà. Nhìn lại xung quanh, học viên của mình, khách hàng của mình và những phụ nữ bên cạnh. Tôi thấy thấp thoáng bóng mình của những năm về trước. Thấy họ vội vàng cơm, áo, gạo tiền, vội vàng để lo cho gia đình, chồng con. Họ quên mất phải yêu thương chính mình, để cho tâm hồn mình nguội lạnh, họ bỏ rơi sức khoẻ, bỏ rơi nhan sắc mà mình đã tự tin khi tuổi trẻ từng được rất nhiều người ngưỡng mộ. Để rồi một ngày kia khi những hy sinh đó bị chính người mình tin tưởng nhất quay lưng. Họ hốt hoảng, họ đau khổ, họ đi làm đẹp để cố gắng níu kéo những gì mình đã vun đắp. Họ giống như tôi không chấp nhận mình đã thua trong trò chơi tình ái nhưng thua là thua làm đẹp phần thân xác bên ngoài thì có ở lại, có níu kéo cũng chỉ là những day dứt khổ đau. Thay vào đó tôi nương tựa Phật Pháp, tôi tu dưỡng cùng trà và tôi tập trung vào công việc của mình.
Những gì đã đi qua là những gì tôi muốn cùng Trà Ân kết nối chia sẻ với khách hàng, học viên của mình để đâu đó trong câu chuyện của mình bên chén trà các bạn hiểu được rằng sắc đẹp, sức khoẻ quan trọng nhưng chậm lại cùng trà nuôi dưỡng tâm hồn, học Phật pháp để THÂN- TÂM -TRÍ của mình mỗi ngày mỗi an yên. “Tướng do tâm sinh, mệnh tuỳ tâm chuyển” dựa vào núi, núi sẽ đổ, dựa vào người, người sẽ bỏ ta đi. Chỉ có bản thân mình mới là chỗ dựa vững chắc nhất.
“Trà Ân Thất” chiêm nghiệm nhân sinh qua tách trà
Văn hóa trà Việt là một trong những điểm nổi bật trong văn hóa ẩm thực dân tộc. Uống trà là nét văn hóa đặc trưng, có truyền thống sâu sắc và lâu đời của người Việt Nam. Từ nông thôn cho tới thành thị, từ Bắc vào Nam, trà gắn liền với đời sống của người dân Việt từ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cho đến những dịp lễ, Tết, cưới hỏi…Thật hiếm có một thứ đồ uống nào vừa dung dị, lại vừa thanh cao, mang đậm tính văn hóa nghệ thuật như trà Việt.
Không gian Trà Ân thất (hay không gian thưởng trà) là nơi dành riêng cho việc uống và thưởng trà. Tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị của chén trà nhưng không gian trà thất góp một phần quan trọng làm nên tâm thế của người thưởng trà. Không gian trầm lắng, tinh tế khiến lòng người nhẹ nhàng và thư thái.
Không gian văn hóa Trà Ân Thất là địa điểm thưởng trà, giao lưu văn hóa trà, tổ chức những buổi đàm đạo về trà. Điểm trà nổi bật với không gian mang đậm nét đẹp Á Đông. Sự giao thoa giữa nét đẹp truyền thống và hiện đại tạo nên một bức tranh hài hòa, tinh tế và sâu sắc của nền văn hóa Trà Việt lâu đời.
Vừa qua, ngày 7/12/2023, Trà Ân Thất đã tổ chức buổi “trà đàm”, tạo không gian lắng đọng cho các phật tử cùng sư thầy chiêm nghiệm và chia sẻ những băn khoăn, trầm luân trong cuộc sống. Những ngày cuối của năm 2023, nhân chuyến đi từ Đà Lạt ra miền Bắc giỗ tổ tại Yên Tử, duyên lành đã mang sư thầy Thích Trúc Thái Chơn - Trụ trì thiền viện Trúc Lâm Thanh Lương - Giáo thọ sư thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt đến với Trà Ân Thất. Đi cùng với đoàn còn có sự góp mặt của thầy Thích Trúc Thái Tiến, trụ trì thiền viện Bồ Đề, Boston, Hoa Kỳ và một số sư thầy khác.
Được biết, Trà Ân Thất là trà danh cũng là tên trà thất của Nguyễn Thị Minh Thu - pháp danh là Tâm Thanh. Trà Ân Thất là nơi người sáng lập mong muốn thực hiện phát nguyện của mình.
Buổi trà đàm thành công trọn vẹn bởi được trợ duyên của Ula yoga; ULa Trần; Foder- CEO Hệ thống Ula Yoga Uỷ viên BCH Liên đoàn Yoga Việt Nam; Phó trưởng ban trọng tài Yoga…, cùng nhiều tấm lòng thảo thơm khác của các phật tử cũng như những người yêu trà Việt đã tới đồng hành cùng buổi trà đàm ngày 7/12 vừa qua.
CHIÊM NGHIỆM TỪ BUỔI TRÀ ĐÀM- 10 "KHÔNG" ĐỂ TÍCH ĐỨC CHO ĐỜI
- Không nên đánh giá đức hạnh của người khác, bởi vì có thể có những khía cạnh họ còn cao quý hơn bạn.
- Không nên đánh giá học vấn của người khác, bởi vì trên đời này kiến thức là mênh mông.
- Không nên đánh giá bất kỳ người nào, vì bạn không sống trong hoàn cảnh của người đó.
- Không nên lãng phí tiền bạc, bởi vì ngày mai bạn có thể thất nghiệp.
- Không nên vênh váo, tự đắc, bởi vì có thể ngày mai bạn thất thế.
- Không nên nói quá phô trương, phải biết rằng bạn cũng chỉ là một người nhỏ bé.
- Không nên dựa vào người khác, bởi vì cuộc sống nhiều gánh nặng, ai cũng muốn sống nhẹ nhõm.
- Không nên làm tổn thương người khác, nhân quả sớm muộn đều sẽ đến.
- Không nên tự nhiên nổi giận, vì không phải ai cũng là “con nợ” bạn. Có thể hiện tại bạn đang rất thống khổ, nhưng khi vượt qua khoảng thời gian ấy, nhìn lại bạn sẽ phát hiện kỳ thực điều đó cũng chẳng là gì.
- Không nên nói rằng ai tu luyện tốt hay không tốt. Tu hành là việc cá nhân, người khác chính là một cái gương phản chiếu chính cái thiếu sót trong tu luyện của bản thân mình.
PHI LONG