Trà Atisô - Vị thuốc mát gan, giải độc

Atisô là một loại thảo dược với nhiều công dụng quý. Trà Atisô có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng bổ thận, mát gan, lợi mật, lọc máu; thường dùng chữa chứng bệnh vàng da, sỏi mật, nhiễm độc, thấp khớp, thống phong, phù thũng, đái tháo đường, lợi sữa cho phụ nữ sau sinh…

Nguồn gốc trà atiso

Trà Atisô - Vị thuốc mát gan, giải độc - Ảnh 1

 

Trà atiso là trà được làm từ nụ hoa hoặc lá của cây atiso. Atiso (tên khoa học Cynara scolymus) thuộc họ hoa hướng dương. Hoa atiso có vẻ ngoài gần giống với hoa sen, tuy nhiên hoa atiso có màu xanh đậm và hơi đỏ ở chóp hoa.Trà atiso lần đầu tiên được nhắc đến trong lịch sử bởi một nhà triết học và thực vật học người Hy Lạp sống vào khoảng thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên. Trong ghi chép của ông thì cây atiso được trồng ở nước Ý. Trong suốt chiều dài của chế độ La Mã thì cây atiso cũng được nhắc đến trong một số tài liệu khác nhau.

Vào thế kỷ thứ 9, cây atiso bắt đầu được trồng ở nhiều nơi. Nhiều nhất là ở Tây Ban Nha và một số nước Ả Rập. Đến thế kỷ thứ 16 thì loài cây này bắt đầu được du nhập vào nước Anh bởi các nhà buôn người Hà Lan. Vào thế kỷ thứ 19 thì những người nhập cư người Pháp mang cây atiso đến với nước Mỹ. Khoảng đầu thế kỷ 20 thì loài cây này xuất hiện ở Việt Nam. Hiện Atiso được trồng nhiều ở Đà lạt, Sa pa, Tam đảo.

Tác dụng bổ ích của trà Atiso

Trà Atisô - Vị thuốc mát gan, giải độc - Ảnh 2

Theo đông y, lá cây atisô có vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng đề điều trị bệnh phù và thấp khớp. Ngoài việc dùng đế cụm hoa và lá để ăn, atisô còn được dùng làm thuốc thông tiểu tiện, thông mật, chữa các bệnh suy gan thận, viêm thận cấp, mạn tính và sưng khớp xương. Người ta còn dùng thân và rễ atisô thái mỏng, phơi khô, công dụng như lá.

Atisô có chứa các chất khoáng như mangan, phospho, sắt, Cynarin các vitamin: A , B1, B2, C. Hàm lượng vitamin C và chất Cynarin là đặc biệt cao. Bông atisô khi nấu chín có tác dụng bổ dưỡng tăng lực, kích thích tiêu hóa làm ngon miệng, lợi mật, trợ tim, lợi tiểu, chống độc, tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hầm với chân giò).Theo các chuyên gia người có chức năng gan yếu hay men gan cao thường hay nổi mẩn, ngứa, nóng trong người, nước tiểu màu vàng, ăn uống khó tiêu hoặc thường xuyên sử dụng rượu bia thì nên dùng atiso sau bữa ăn sẽ cải thiện tốt tình hình bệnh. Sở dĩ Atisô được coi là rất tốt đối với bệnh gan vì nó làm sạch các độc tố trong gan, bởi gan làm chức năng lọc thải chất độc nên dễ bị nhiễm độc gan. Làn da của bạn cũng phụ thuộc vào chức năng gan khoẻ hay yếu, tiêu hoá tốt hay không

Mỗi ngày bạn chỉ nên uống tầm 1 đến 3 ly trà atisô, như vậy sẽ giúp bồi bổ cơ thể, giúp da mịn màng và chống lão hoá, đồng thời tăng cường sức khoẻ. Nếu bạng dùng bông atiso tươi thì tốt nhất chỉ nên dùng 10-20 gam một ngày đem sắc nước uống, còn nếu dùng bông atiso khô thì chỉ cần dùng 5-10 g sắc nước uống trong vòng cả ngày, chia đều khi uống, không uống cùng một lúc.

Đối với sản phẩm trà Atisô túi lọc đã có liều lượng nhất định thì bạn chỉ nên uống 1-2 túi lọc trong 1 ly và trong một lần pha chế là đủ. Không nên pha trà quá đặc hoặc quá loãng cũng sẽ ảnh hưởng tới hương vị và công dụng của trà atiso.

Thời điểm uống trà Atisô thích hợp nhất đó là vào mỗi buổi sáng, bạn có thể dùng để uống thay cho café, như vậy vừa giúp giải độc gan, tiết kiệm calo cho cơ thể mà còn ngăn ngừa được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Trà atiso cũng giống như bất kỳ loại thực phẩm nào khác khi sử dụng ở một liều lượng vừa phải sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất và giúp sức khỏe được cải thiện, không nên sử dụng quá nhiều một loại thực phẩm riêng biệt sẽ khiến cơ thể thiếu chất mặc dù đó là những thực phẩm bổ dưỡng tốt cho sức khỏe.

Hoài Anh (t/h)