Công dụng của trà chanh
Trà chanh có thể dùng để thay thế cho các loại nước ngọt gây hại cho sức khỏe hằng ngày. Với những lợi ích dưới đây thì chắc chắn rằng bạn sẽ phải vận dụng ngay những cách làm trà chanh siêu ngon để làm ra những ly trà chanh tốt cho sức khỏe cho cả gia đình trong những ngày giãn cách xã hội:
- Thải độc và làm sạch cơ thể rất tốt: Chanh giúp làm sạch và đào thải các chất độc trong cơ thể rất tốt. Giúp tăng sức đề kháng để chống lại những bệnh viêm nhiễm trong những ngày trái gió trở trời.
- Điều trị cảm cúm: Trà chanh giúp tăng hệ miễn dịch nên sẽ làm giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm, vì vậy quả chanh lúc nào cũng có sẵn trong gian bếp của mỗi nhà.
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Nếu biết cách làm trà chanh kết hợp với vài lát gừng, một thìa mật ong thì sẽ giúp cho hệ tiêu hóa được tốt hơn vì giúp loại bỏ các chất thừa trong bao tử và còn giúp làm tan sỏi thận nhờ vào tính axit của chanh.
Ngoài những lợi ích trên thì trà chanh còn có tác dụng chống ung thư vì có chứa các đặc tính chống oxy hóa. Đó là bởi vì trong trà có chứa polyphenol kết hợp với một lượng lớn vitamin C trong chanh. Nó ngăn chặn các tế bào bị hư hỏng và chống lại sự phát triển của tế bào ung thư.
Công thức pha trà chanh được biến tấu độc lạ
Ngoài phương pháp truyền thống, bạn có thể sử dụng thêm các loại nguyên liệu khác để đồ uống của mình trở nên thơm ngon hơn. Dưới đây là một vài công thức phổ biến nhất cho bạn tham khảo.
Trà chanh hạt chia: Trà chanh có thể cho thêm hạt chia, khi uống hương vị thơm ngon, dễ chịu, thanh nhiệt và giải độc.
Nguyên liệu: 300ml cốt trà nhài, 2 quả chanh tươi, 10ml mật ong hoa hồng, 60ml đường, đá viên.
Thực hiện: Hạt chia đã chuẩn bị đem ngâm với 50ml nước sạch trong thời gian từ 3 đến 4 giờ. Để tạo vị, có thể ngâm với sữa tươi hoặc nước đường đều được. Cho mật ong và đường vào cốc lắc. Ép lấy nước cốt chanh và đổ vào hỗn hợp. Thêm cốt trà nhài và đá vào, đậy nắp lắc đều. Đổ hỗn hợp ra một chiếc cốc nhỏ và thưởng thức. Có thể cắt một lát chanh mỏng và lá bạc hà để trang trí.
Trà chanh gừng sả: Nếu đã quá quen thuộc với công thức pha trà chanh truyền thống, bạn có thể cho thêm gừng và sả vào để gia tăng hương vị. Thức uống này khá bổ dưỡng lại dễ làm.
Nguyên liệu: 20g sả tươi, 15ml nước cốt chanh, 20ml nước ép chanh, 40ml đường và 30g đá viên.
Thực hiện: Sả và gừng rửa sạch sau đó đem đi ủ với 150ml nước sôi trong thời gian 3 phút. Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào bình lắc. Lọc lấy phần nước cốt sả, cho đã vào lắc đều. Rót ra cốc và thưởng thức.
Trà chanh hoa đậu biếc: Trà chanh hoa đậu biếc là thức uống khá hot hiện nay với màu xanh tím nền nã thoảng hương hoa cùng vị ngọt dịu kèm chát nhẹ. Đây có thể được xem là thức uống “thần kỳ” giúp mang đến cho bạn cảm giác thanh tao cùng sự thư thái, tĩnh lặng.
Nguyên liệu: Trà nguyên liệu: 40gr; hoa đậu biếc khô: 20gr; chanh: nửa quả; nước nóng: 180ml; siro đường: 30ml.
Thực hiện: Cho trà nguyên liệu, hoa đậu biếc khô vào bình, tráng qua với nước ấm để loại bỏ tạp chất, thêm khoảng 180ml nước nóng và hãm trà trong khoảng 15 phút. Sau đó rót nước cốt trà ra một chiếc bình, thêm nước đường, nước cốt chanh, khuấy đều. Cuối cùng là thêm đá, trang trí bằng một ít hoa đậu biết khô lên trên và thưởng thức.
Trà chanh đào: Đây là loại đồ uống mang hàm lượng dinh dưỡng cao, vừa thơm ngon lại vừa dễ thực hiện.
Nguyên liệu: 5g trà xanh, 25ml nước đào ngâm, 15ml nước cốt chanh, 4 miếng đào ngâm hoặc đào tươi, 2 thìa đường và đá viên.
Thực hiện: Dùng 5g trà xanh đã chuẩn bị ngâm với 100ml nước sôi. Ngâm tầm 15 phút thì bỏ phần bã đi, chỉ lấy nước cốt trà. Đào đã chuẩn bị dùng muỗng dằm nhẹ. Đổ tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào cốc và khuấy đều, không cần lắc. Cho thêm đá viên để gia tăng hương vị và độ thanh mát,
Một vài lưu ý khi pha trà chanh
Trà chanh được pha từ nhiều loại nguyên liệu, các bước thực hiện vô cùng đơn giản. Tuy nhiên hãy lưu ý ngay những vấn đề dưới đây để có được ly trà thơm ngon nhất.
Lựa chọn trà: Trà là nguyên liệu quan trọng nhất quyết định đến mùi hương của món đồ uống. Chính vì thế bạn nên chọn những loại chất lượng tốt.
Nhiệt độ pha trà: Các chuyên gia cho rằng, đối với mỗi loại trà xanh, trà đen, trà ô long… nhiệt độ pha sẽ khác nhau. Với nhiệt độ từ 75 đến 85 độ C, các diệp lục tốt sẽ tiết ra làm nước trà xanh có màu xanh nhẹ, vị thanh. Dưới 75 độ C, trà không thể tiết được hết chất. Hoặc với trên 85 độ C, cấu trúc của diệp lục tố sẽ bị phá vỡ, nước đục và không trong. Trà xanh chỉ nên ủ trong thời gian tầm 7 phút.
Khi nhiệt độ cao, một vài phản ứng hóa sinh xảy ra. Qua đó hình thành quá trình oxy hóa Tanin làm cho trà có vị đắng đậm. Đối với trà ô long, bạn nên ủ với nước ở nhiệt độ 90 độ C trong 10 phút còn đối với trà đen thì nên ủ ở 100 độ C thời gian 15 phút.
Cân bằng vị khi pha trà: Pha trà chanh cần phải cân bằng được mùi vị. Trà vốn có vị chát nên lượng đường và mật ong cho vào phải chuẩn mới có thể dung hòa lẫn nhau. Cho quá nhiều đường, trà ngọt lợ, chất dinh dưỡng giảm, khi uống cảm giác không thanh mát. Hoặc khi cho quá nhiều chanh, trà quá chua, nhiều người không thể uống được. Cách tốt nhất là pha theo tỷ lệ, thêm đường và đá cho phù hợp.
Di Linh (t/h)