Trà Phú Hội – thức trà thơm đặc sản của vùng đất Đồng Nai

Nhắc đếm vùng đất Đồng Nai, người ta thường có câu “Nước Mạch Bà - trà Phú Hội” là nói đến điều thú vị, sản vật nổi tiếng của vùng đất huyện Nhơn Trạch với thức trà lâu đời mang thương hiệu “Trà Phú Hội”. Loại trà này sở hữu hương vị nồng nàn, đặc trưng, kết tinh từ thổ nhưỡng và được tưới tắm từ nguồn nước ngầm Mạch Bà đặc biệt của mảnh đất Phú Hội.

 

Trà Phú Hội sản vật địa phương

Theo tìm hiểu, vùng đất xã Phú Hội thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai xưa kia thuộc tổng Thành Tuy, phủ Phước Long, trấn Biên Hòa; làng Phú Hội được thành lập khá sớm từ thời khai hoang, mở đất với bề dày văn hóa và sản vật phong phú. Chính địa hình bán sơn địa gò đồi cùng hệ thống nước ngầm, kênh rạch chằng chịt, vùng Phú Hội, Nhơn Trạch vô cùng trù phú với những vườn cây trái, đồi trà ở rẻo đất cao và cả đồng lúa, cá tôm ở nơi đất trũng.

Một trong những yếu tố làm nên thương hiệu trà Phú Hội là sản vật địa phương chính ở mạch nước ngầm Mạch Bà dùng để tưới tiêu cho cây trà.
Một trong những yếu tố làm nên thương hiệu trà Phú Hội là sản vật địa phương chính ở mạch nước ngầm Mạch Bà dùng để tưới tiêu cho cây trà.

Chính bởi những điều kiện tự nhiên đặc trưng khác mọi nơi, dân gian ngày nay vẫn còn lưu truyền câu hát để nhắc nhớ về sản vật nổi tiếng một thời của đất Nhơn Trạch, Đồng Nai là “Nước Mạch Bà, trà Phú Hội, chuối già Long Tân, gạo thơm Phước Khánh, tôm càng Phước Nguyên”. Trong đó, trà Phú Hội là sản vật nổi tiếng và có từ lâu đời của con người nơi đây.

Được biết, qua lời kể của các bô lão vùng đất này thì cây trà Phú Hội đã có từ khi mở đất, lập làng; lúc đó, những cây trà cao ngang đầu người mọc hiên ngang ở gò đồi. Thời gian xưa kia, cây trà Phú Hội mang tới nguồn sống chủ lực của người nông dân Phú Hội, vì vậy diện tích trồng trà lên tới hàng trăm ha.

Trà Phú Hội phát triển rực rỡ đến mức nhà nào cũng trồng trà ở khắp đồi cao, cả vườn trước, ngõ sau từ vài ngàn mét vuông đến một, hai ha đất. Nhờ thổ nhưỡng phù hợp, dòng nước ngầm Mạch Bà nuôi dưỡng, những vườn trà trở nên xanh tốt và tạo nên hương vị đặc trưng.

Cây trà ở Phú Hội đã có từ trước lúc người dân nơi đây đến sinh sống và hình thành.
Cây trà ở Phú Hội đã có từ trước lúc người dân nơi đây đến sinh sống và hình thành.

Chính từ đây, thương hiệu trà Phú Hội nổi tiếng dân và được phân phối khắp miệt Biên Hòa, Chợ Lớn. Tuy nhiên, sau này, cây trà dần bị thay thế và được trồng xen giữa những vườn cây ăn trái như dâu ta, sầu riêng, chôm chôm...

Nhưng đến bây giờ, nhờ những chính sách của Đảng và Nhà nước trong khôi phục những làng nghề truyền thống, phát triển, xây dựng các sản phẩm OCOP thì trà Phú Hội đang được khôi phục, mở rộng diện tích canh tác nhằm bảo tồn, phục vụ nhu cầu thưởng thức, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Năm 2020, địa phương đã đưa trà Phú Hội tham gia hội thi cấp tỉnh Đồng Nai và đoạt giải Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và đến năm 2021, thương hiệu trà Phú Hội được UBND tỉnh Đồng Nai xét chọn và cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao.

Điều thú vị của trà Phú Hội không chỉ đặc biệt bởi nguồn nước Mạch Bà nuôi dưỡng cho cho cây, mà còn ở cách xao rang và ướp trà; búp trà non được bà con hái từ sáng sớm, đem đập rồi phơi nắng, tiếp đó đem rang, ướp với các loại lá như: trà phật, lá sen và lá dứa, hoa lài.

Cách chế biến góp phần làm nên thương hiệu

Điều thú vị của trà Phú Hội không chỉ đặc biệt bởi nguồn nước Mạch Bà nuôi dưỡng cho cho cây, mà sự khác biệt còn nằm ở hương vị thông qua cách chế biến dân dã của người dân. Từ xưa tới nay, người dân Phú Hội đều thực hiện tất cả các công đoạn làm trà theo cách thủ công, bởi có vậy trà mới giữ được hương thơm từ nắng, vị ngọt từ đất quê.

Chính sự chế biến dân dã đã làm nên thương hiệu trà Phú Hội.
Chính sự chế biến dân dã đã làm nên thương hiệu trà Phú Hội.

Công đoạn chế biến, lá trà sau khi thu hoạch vào sớm mai sẽ được phơi héo dưới ánh nắng trong 1 - 2 giờ; sau đó, lá trà được vò bằng tay để làm xoắn lại và tiếp tục mang đi phơi nắng trong 6 - 8 giờ đến khi thật khô. Công đoạn chế biến trà như thế được xem là hoàn tất, có thể cho vào túi bảo quản để dùng dần và nếu muốn, người làm đem rang, ướp với các loại lá như: trà phật, lá sen và lá dứa, hoa lài... để tăng hương vị cho trà.

Trà Phú Hội có màu nước nâu đỏ, hương thơm đặc biệt, vị ngọt nhẹ nhàng.
Trà Phú Hội có màu nước nâu đỏ, hương thơm đặc biệt, vị ngọt nhẹ nhàng.

Sản phẩm trà Phú Hội khi được hoàn thành có dáng hình mộc mạc, hơi thô ráp, màu nâu đen nhưng mùi hương của trà rất đặc biệt và nước trà mang một màu nâu đỏ. Khi thưởng thức, mọi người cảm nhận được trà Phú Hội mang một vị ngọt nhẹ nhàng, dịu mát, đặc trưng của vùng thổ nhưỡng và mạnh nước ngầm Mạch Bà cung cấp cho cây trà.

Trước đây, để phát triển kinh tế, chuyển đổi cây trồng vật nuôi khác, trà Phú Hội dần bị thu hẹp diện tích vùng nguyên liệu hoặc chỉ là cây trồng xen canh với các loại cây ăn quả khác. Đến nay, nhờ có nhiều chính sách thúc đẩy cây trà Phú Hội và sản phẩm được nhiều người biết đến, diện tích trồng trà đang dần được mở rộng, phát triển cả về số lượng cũng như chất lượng để đáp ứng nhu cầu ngày một cao của thị trường.

Vũ Cừ