Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh, hiện nay toàn tỉnh có 2.376 ha diện tích cây dó bầu. Cây dó Trầm được trồng chủ yếu ở các huyện miền núi như Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, Kỳ Anh, Can Lộc. Trong đó, đặc biệt, phát triển mạnh huyện Hương Khê.
Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh có gần 150 ha trồng tập trung ở các xã Phúc Trạch, Hương Trạch, Hương Trà, Phú Gia (Hương Khê); Sơn Lộc, Thượng Lộc (huyện Can Lộc) và gần 3 triệu cây (tương đương khoảng 3.000ha) trồng phân tán trong vườn hộ. Hiện nay, cây dó bầu tại Hà Tĩnh chủ yếu được trồng theo hình thức tự phát, tuy nhiên vẫn nằm trong sự kiểm soát và hỗ trợ của chính quyền địa phương.
Hành trình hơn 40 năm tìm kiếm “tinh hoa đất trời”
Ông Lê Duy Ân – Giám đốc công ty TNHH Trầm hương Đông Sơn chia sẻ, từng là một quân nhân, sau khi xuất ngũ ông tham gia phong trào mở rộng diện tích trồng cây Dó bầu ở Hà Tĩnh từ những năm 90. Tại chính thời này, ông nhận ra mối duyên nợ giữa chính bản thân mình và cái nghề Trầm.
Cũng như bao người dân Hà Tĩnh tại thời điểm ấy, “ông Ân” tham gia công ty thương nghiệp huyện Hương Khê, chuyên thu mua và chế tác gỗ Trầm, trong suốt gần 20 năm làm nghề ông nhận thấy rằng, chỉ chế bến gỗ trầm hương để trang trí hay làm hương thì khó có thể cạnh tranh được với các tỉnh thành đã xây dựng thương hiệu từ lâu về gỗ trầm. Qua tìm hiểu và nghiên cứu ông Ân và cùng một số người làm nghề trong huyện đã tiên phong đầu tư và phát triển thêm nhiều lối đi mới cho nghề Trầm tại Hà Tĩnh.
Để thực hiện được ý tưởng muốn thúc đẩy và phát triển nghề Trầm mạnh hơn nữa tại Hà Tĩnh, ông Ân đã dành rất nhiều tâm sức, thời gian, đi từ Bắc vào Nam, từ trong nước ra đến tận nước ngoài để tìm hiểu, học hỏi các phương pháp chế biến Trầm hương đạt đến độ tuyệt hảo.
Bắt tay vào làm, xây dựng nhà xưởng để nghiên cứu chế biến. Buổi đầu khó khăn, thiếu thốn ông Ân cùng những người có cùng chí hướng phải giúp nhau rất nhiều, với mong muốn sẽ xây dựng nên một thương hiệu Trầm Hương làm rạng danh quê hương.
Bước đầu xây dựng thương hiệu, ông Ân và những người cùng làm nghề đã gặp rất nhiều khó khăn, kinh nghiệm và kiến thức về Trầm Hương không có nhiều nên phải tự mò mẫm, tìm kiếm cách làm sao có thể cô đọng được hết tinh hoa của đất trời vào trong từng giọt tinh dầu. Số lần thất bại của ông nhiều đến nỗi ông đã quen dần với việc những người đồng hành cùng mình trong lối đi mới phải từ bỏ vì gánh nặng cuộc sống.
Vẫn giữ vững tinh thần ấy, tự nhận mình có một trách nhiệm lớn lao trong công cuộc đổi mới nghề Trầm ở Hà Tĩnh, ông Ân vẫn tiếp tục hành trình tìm kiếm phương pháp chưng cất để có những giọt tinh dầu Trầm Hương đạt độ hoàn hảo.
“Trầm hương có rất nhiều tác dụng tốt. Nhưng 2 tác dụng chính lớn nhất đó là tốt cho sức khỏe con người và mang ý nghĩa tâm linh. Mục tiêu chính của Công ty là làm sao để đưa được những sản phẩm sạch, chất lượng đến với người tiêu dùng. Với các biện pháp tạo trầm tự nhiên, tuy mất nhiều thời gian và công sức nhưng sản phẩm mang lại đạt hiệu quả cao. Hiện nay, các sản phẩm mà Trầm hương Đông Sơn mang lại rất đa dạng và nhiều chủng loại, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng”, ông Ân chia sẻ thêm.
Tinh dầu Trầm hương có tác dụng tránh hơi lạnh cực hiệu quả, trừ hơi cho trẻ sơ sinh Chữa lành các vết thương hở, sưng, viêm, giúp cầm máu nhanh; bị viêm họng,viêm mũi dị ứng hay xoang có thể ngậm, uống và bôi (hàng tự nhiên đảm bảo tốt cho sức khoẻ); giải quyết các vấn đề về dị ứng như muỗi, Ong đốt Sau khi bỏng bôi ngay tinh dầu Trầm Hương sẽ giúp vết thương nhanh lành và giảm đau. Đặc biệt hữu dụng cho các mẹ sau sinh (dùng bôi cho vết thương sau sinh e bé,giúp các mẹ hồi phục vết thương sau 3 ngày).
Nghệ nhân Lê Duy Ân được biết đến với tính cách là người rất kỹ tính, tự tay ông làm hết tất cả mọi thứ. Kể cả khi ông gặp sự cố về sức khỏe (do tai biến nhẹ), ông vẫn một tay chống nạng, một tay vẫn làm mọi việc. Những giọt tinh dầu Trầm Hương thượng hạng vẫn liên tục được tạo ra và mang hương thơm đến cho đời.