Theo Tổng Sách Hoạch - Lý Bính: mỗi ngày cha mẹ nên cho con uống không quá 2 hay 3 ly nhỏ, chỉ nên uống trà vào buổi sáng, nước trà phải loãng và cần phải uống khi nước còn ấm (không quá nóng để tránh bỏng miệng). Trẻ em thường ham ăn uống nên hay xảy ra tình trạng ăn no kềnh bụng gây khó chịu, do đó cha mẹ cần phải cho con uống một ít nước trà để dễ tiêu thực và trừ đồ ăn dầu mỡ béo còn sót trong bao tử để xúc tiến quá trình tiết dịch vị và tiêu hóa.
Trong nước trà có rất nhiều loại sinh tố, chất chua, Albumin, Amonia nên có tác dụng tiêu trừ chất béo động vật, đồng thời còn giảm được mùi tanh của dầu mỡ.
Trà có tác dụng làm dịu hỏa tà. Trẻ con vốn hay bị hỏa tà bốc lên nên thường táo bón, thậm chí cố rặn sẽ gây tổn thương hậu môn gây đau đớn. Có người cho trẻ ăn mật ong, chuối tiêu để tránh, nhưng hai món này chỉ có công hiệu nhất thời. Phương pháp hay nhất để trừ tuyệt nọc của chứng hỏa tà là phải kiên trì uống trà, hàng ngày, vì trà có dược tính “khổ nhi hàn” (đắng song lạnh) nên có công năng giáng hỏa thanh nhiệt.
Tất nhiên, trẻ con cần phải được uống trà điều độ và uống một liều lượng thích hợp. Các bạn còn quá nhỏ, lại càng không nên uống trà quá đặc và lạnh. Uống trà quá nhiều gây tình trạng thủy phân quá mạnh cho trẻ em mà hai tạng Thân và Tâm của trẻ lại càng dễ bị kích thích, phải làm việc quá mức. Chính vì vậy, có thể nói, trẻ em uống trà là tốt, nhưng phải đúng lượng, đúng nhiệt độ và có người lớn hướng dẫn để phát huy tốt nhất mọi ích lợi có trong trà.
Trẻ nhỏ có thể uống trà xanh hoặc trà thảo mộc, thay vì trà truyền thống có chứa caffeine. Trà xanh có chứa catechins có thể bảo vệ trẻ khỏi các mầm bệnh truyền nhiễm. Catechins cũng giúp bé có trái tim khỏe mạnh. Tuy nhiên, trước khi cho trẻ uống trà, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ nhi. Mặc dù không gây hại cho trẻ, nhưng bạn không nên cho trẻ uống nhiều trà.
Làm thế nào để làm một tách trà cho trẻ?
Để làm một tách trà nóng cho đứa con nhỏ của bạn, bạn cần nhớ một vài điều: Chỉ lấy một lượng nhỏ lá trà; Chúng ta thường hãm trà khoảng 5 - 6 phút trong nước sôi, nhưng với trẻ em, bạn chỉ cần châm trà trong 2 - 3 phút; Khi nước trà có vẻ đặc, bạn nên thêm nước để làm loãng; Luôn kiểm tra nhiệt độ của trà, tránh để trẻ bị bỏng. Với trẻ nhỏ, tốt nhất là cho trẻ uống trà lạnh hoặc ở nhiệt độ phòng.
Cho trẻ uống trà có lợi ích gì?
Giảm lo lắng: Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng, có khoảng 1% trẻ nhỏ bị lo lắng. Uống trà giúp thư giãn hệ thần kinh, giảm căng thẳng. Cho trẻ uống trà có thể giúp giảm bớt lo lắng. Một số loại trà giúp giảm lo âu mà trẻ có thể uống như: Trà hoa cúc, hoa cam và bán chỉ liên (skullcap).
Giảm đau do Colic (một hội chứng đau bụng): Trẻ sơ sinh bị Colic có thể uống một chút trà ấm, để cảm thấy thoải mái hơn. Những loại trà giúp giảm hội chứng đau bụng là: Trà bạc hà, hoa cúc. Một số bác sỹ cũng khuyên các bà mẹ đang cho con bú uống một tách trà nóng sẽ giúp trẻ giảm đau bụng khó chịu.
Giảm táo bón: Trẻ em bị táo bón cũng có thể giảm bớt tình trạng này bằng cách uống một lượng nhỏ trà mỗi ngày. Bạn có thể chuẩn bị trà hạt lanh và dùng dụng cụ lọc trà để lọ bỏ bã. Ngoài ra, bạn cũng có thể trộn 1/4 chén trà hạt lanh với 120ml nước cam tươi hoặc nước táo và cho bé uống mỗi ngày một lần.
Giảm ho: Uống một tách trà nóng cũng giúp giảm ho, cảm lạnh và nhức đầu. Cho trẻ uống trà bạc hà có tác dụng chống ho và giúp bé ngủ ngon hơn.
Hạ sốt: Khi trẻ bị sốt cao, có thể cho trẻ uống trà nóng để giảm ớn lạnh và toát mồ hôi nhanh hơn. Uống trà cũng giúp rút ngắn thời gian và cường độ của cơn sốt.
Một số loại trà mà bạn có thể cho trẻ uống là: Trà bạc hà, thảo mộc, chanh và hoa cúc. Với trẻ trên 2 tuổi, bạn có thể cho trẻ uống trà 4 lần/ngày nếu bị sốt cao.
Giảm buồn nôn: Một trong những loại trà tốt nhất giúp giảm buồn nôn là trà gừng. Uống trà cũng giúp cung cấp nước cho trẻ, tránh mất nước do nôn mửa. Trà gừng cũng giúp giảm và ngăn ngừa say tàu xe. Cho trẻ uống trà gừng ấm trước hoặc trong các chuyến đi xe sẽ giúp bé thoải mái hơn.
Dinh Dinh