Cây chè phát triển tốt nhất ở địa hình trung du và miền núi, đất xói mòn khó canh tác, nhiệt độ cao, nhiều mưa. Là cây trồng lâu năm nên tuổi sinh trưởng phát triển tốt tới 30 - 40 năm thu hoạch.
Để trồng chè đạt năng suất, cần chuẩn bị kỹ thuật tổng hợp, từ chọn giống, mùa vụ, đất trồng, cách gieo trồng, chăm bón, ngừa bệnh cây trồng cho tới khâu thu hoạch và chăm sóc sau thu hoạch.
Chọn giống và nhân giống cây chè
Muốn trồng được chè ngon, chất lượng, cây phát triển tốt, kéo dài lâu năm thì chú ý phải chọn giống chè tốt. Một giống chè tốt cần đảm bảo các tiêu chuẩn như: Sinh trưởng tốt, Cây khỏe, phát triển tốt, phân cành mạnh, tán rộng, nhiều búp, búp cao, ít búp mù, lá to mềm gợn sóng. Thứ hai là sản lượng và năng suất: cao, ổn định. Thứ ba là chất lượng: Cây chè có chứa hàm lượng tanin, chất hòa tan cao, màu sắc và hương vị chè tốt. Khả năng chống chịu với ngoại cảnh, kháng sâu bệnh tốt.
Khi chọn giống chè mọi người có thể chọn giống trong tập hợp giống ban đầu, chọn hạt giống tốt nhất, gieo chung rồi đánh giá đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây. Hoặc mọi người có thể chọn lọc cây chè tốt đem gieo trồng riêng, sau đó theo dõi đặc điểm di truyền từng dòng đời sau và lọc tiếp.
Có 2 cách nhân giống chè cơ bản đó là nhân giống bằng hạt và nhân giống giâm cành. Cách nhân giống bàng hạt tương đối dễ làm, giá thành thấp, phù hợp với điều kiện canh tác nhỏ lẻ. Tuy nhiên, cây trồng mọc sẽ không đều, dễ bị lai tạp, tỷ lệ nhân giống không cao.
Sản xuất hạt giống quá độ - phù hợp với nương chè, vừa sản xuất lấy búp vừa thu hoạch quả làm giống mùa tiếp theo. Bà con nên chọn các cây sinh trưởng tốt, lưu lại không hái búp để nuôi thành cây giống. Trung bình cứ 1000 cây/ha sẽ cho ra năng suất khoảng 1500kg hạt.
Sản xuất hạt giống trong vườn chuyên - đảm bảo đầu tư chăm sóc cây tốt để tăng năng suất hạt. Trung bình khoảng 3000 hạt/ha.
Kỹ thuật nhân giống giâm cành sẽ cho ra cây chè với năng suất và chất lượng chè tốt. Những ưu điểm từ đặc tính cây mẹ sẽ được di truyền sang cây con, hệ số nhân giống cao hơn, tốc độ sinh trưởng nhanh, rút ngắn thời gian thu hoạch, nâng cao sản lượng. Tuy nhiên, nhân giống giâm cành đòi hỏi trình độ kỹ thuật, đầu tư cao hơn, giá thành cây con cũng cao hơn.
Nhân giống giâm cành cần sử dụng loại đất tầng dưới, có màu nâu đỏ, đất tơi xốp, độ pH từ 5 - 6. Chọn cành chè bánh tẻ, có độ phát dục non, mọc sau khi đón có được kính 4 - 5mm, có 1 lá, 1 mầm. Bà con cắt vát, cắm vào đất, dùng túi bầu PE rồi thành từng luống, sử dụng giàn che cao 1,5 - 1,8m. Trong quá trình chăm sóc phải đảm bảo độ ẩm cho đất dưới 80%, từ tháng thứ 4 định kỳ tưới phân hóa học 2 tháng/lần với hàm lượng phù hợp. Ví dụ 14g đậm, 6g lân, 10g kali cho vườn ươm khoảng 1m2. Thời gian giâm cành tốt nhất khoảng tháng 12 hoặc tháng 7,8. Đủ 8 tháng, cây con có thể xuất vườn đi trồng.
Thời vụ trồng thích hợp
Tùy vào vùng địa hình, khí hậu mà trồng chè cho phù hợp. Với các tỉnh vùng Đông - Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, nên trồng chè vào khoảng tháng 8 - 10, thời điểm trồng đẹp nhất là trong tháng 9. Vùng cao Tây Nguyên, nên trồng chè khoảng giữa tháng 5 - giữa tháng 8, tốt nhất trong tháng 6. Tuổi chè cây con chè gieo hạt khoảng 3 - 4 tháng, cây con giâm cành khoảng 4 - 5 tháng.
Chè nên trồng ở những địa hình đồi có dốc. Độ dốc từ 5 - 250cm, độ dốc tốt nhất từ 5 - 100cm. Tầng đất mặt sâu trên 50cm, tầng đất canh tác dày, mực nước ngầm sâu, giàu mùn và dinh dưỡng. Độ pH = 4 - 6.
Đất cần khai hoang thì nên dọn sạch, nhỏ, tơi xốp, san phẳng, cày sâu khoảng 30 - 40cm. Nếu chưa kịp trồng, nên gieo cây phân xanh (rau muống lá nhọn, cốt khí, các loại cây đậu…) để cải tạo và phủ đất. Thời gian gieo trồng khoảng tháng 2 - 3. Trước khi trồng chè 1 tháng thì cắt toàn bộ, vùi dưới rãnh giữa 2 hàng chè cùng phân chuồng, phân lân để chờ trồng chè.
Thiết kế đồi chè
Tùy loại địa hình, có thể thiết kế đồi chè theo mô hình thích hợp, tuy nhiên có 2 mô hình dễ ứng dụng nhất là theo hàng theo lô chè và theo mạng lưới giao thông
Thiết kế theo hàng, theo lô chè: Đây là kiểu thiết kế hàng theo hướng cơ giới hóa, bà con sử dụng máy kéo nhỏ, độ dốc dưới 60, dốc cục bộ 80, chia hàng thẳng, song song. Nếu độ dốc trên 60 thì hàng chè có đường bình độ, làm thêm gờ tầng. Trong quá trình chăm sóc cây chè, dần dần tạo thành bậc thang hẹp. Hàng chè tiêu chuẩn có độ dài không quá 200m, lô chè khoảng tối đa 2ha để đảm bảo việc chăm sóc và thu hoạch.
Thiết kế đồi chè theo mạng lưới giao thông: Hình thức này phù hợp với đồi chè rộng. Khi thiết kế, cần tạo đường từ đồi chè nhập đường trục chính trong vùng chè. Mặt đường nên rộng từ 3 - 4m, độ dốc 50, mép đường trồng cây có rảnh 2 bên để thoát nước. Tạo đường liên đồi, liên lô: Đường này có tác dụng chuyển chở chè thu hoạch, phân bón, thuốc dễ dàng. Mặt đường rộng từ 3 - 3,5m, dốc 60 độ, méo trồng cây lấy gỗ hoặc cây ăn quả. Đường lên đồi, đường bao quanh đồi; Những quả đồi lớn, cứ cách khoảng 30 - 40m thì làm một đường quanh đồi, kích thước rộng khoảng 30m, độ nghiêng vào đồi 6 - 70. Đường lên đồi nối các đường quanh đồi theo hình xoắn ốc, chiều rộng 3m, độ dốc mặt đường dưới 80 nghiên vào đồi 50, có mương thoát nước và điểm quay xe ở ngã 3. Cứ cách khoảng 150m làm một đường lô rộng 2 - 3m để tiện chăm sóc và thu hoạch chè.
Bón phân đúng cách
Theo nghiên cứu, yếu tố quan trọng bậc nhất trong thâm canh để phát huy ưu điểm nâng cao năng suất và giá trị của giống chè là sử dụng phân bón. Để tăng năng suất cây trồng, phân bón chiếm 50%, giống 30%, kỹ thuật canh tác 20%. Để cho chè đạt tiêu chuẩn chè sạch VietGAP, bón phân vô cơ cho chè kết hợp cả 3 yếu tố N, P, K là rất cần thiết, song tỷ lệ và liều lượng bón hợp lý phụ thuộc rất lớn vào từng giống chè, đất đai và điều kiện tự nhiên của từng vùng.
Ngoài ra cần có chế độ chăm sóc nghiêm ngặt như tưới nước và phòng trừ sâu bệnh hại thù năng suất chè sẽ cao hơn.
Hoàng Anh (t/h)