Trung tâm Nghiên cứu, Tư vấn Sáng tạo và Phát triển Bền vững (CCS): Đổi mới, sáng tạo và phát triển bền vững

Trung tâm Nghiên cứu, Tư vấn Sáng tạo và Phát triển Bền vững (CCS) là một tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) chuyên cung cấp các dịch vụ nghiên cứu & phát triển, tư vấn, xây dựng năng lực và ứng dụng các giải pháp và mô hình phát triển mang tính sáng tạo và bền vững nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững tại Việt Nam.

Tầm nhìn và sứ mệnh phát triển của CCS

Được biết, CCS có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện các dự án khác nhau trong lĩnh vực phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu, đổi mới sáng tạo, sản xuất và tiêu dùng bền vững, ứng dụng năng lượng tái tạo trrong suốt 10 năm hoạt động. Bên cạnh đó, CCS đã có những đóng góp tích cực với các Cơ quan cấp Bộ trong Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng Xanh giai đoạn 2021-2030, Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2020-2030, Chính sách quốc gia về Đổi mới Sinh thái...

Đặc biệt, CCS là thành viên chính thức của Mạng lưới Toàn cầu về Sử dụng hiệu quả tài nguyên - Sản xuất Sạch hơn (UNIDO-UNEP), Chương trình UNEP 10YFP SLE và Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, là thành viên của Liên minh Bếp sạch toàn cầu, Trung tâm & Mạng lưới Công nghệ Khí hậu (CTCN), Hiệp hội hợp tác kinh doanh nông nghiệp Hà Lan - Việt Nam (NVHBP), Nhóm làm việc về biến đổi khí hậu các tổ chức Phi chính phủ (CCWG), Mạng lưới kinh tế tuần hoàn Việt Nam (CE hub).

Trung tâm Nghiên cứu, Tư vấn Sáng tạo và Phát triển Bền vững (CCS): Đổi mới, sáng tạo và phát triển bền vững - Ảnh 1

Với tầm nhìn của CCS là trở thành một tổ chức nghiên cứu - phát triển, tư vấn và xây dựng năng lực hàng đầu trong lĩnh vực thúc đẩy Sản xuất và Tiêu dùng Bền vững (SCP) ở Việt Nam.

Sứ mệnh của CCS là góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững ở Việt Nam và khu vực thông qua các hoạt động Nghiên cứu, phát triển và triển khai (RDD) để tạo ra các công nghệ xanh và sạch có tính ứng dụng cao trong điều kiện Việt Nam; Tư vấn và xây dựng năng lực cho doanh nghiệp áp dụng mô hình và giải pháp về phát triển sản phẩm bền vững (đổi mới sinh thái, thiết kế bền vững, thiết kế bao bì bền vững,…); Tư vấn và hỗ trợ xây dựng mạng lưới cho các đơn vị khởi nghiệp xanh chống biến đổi khí hậu.

Dự án về công nghệ khí hóa sinh khối

Theo đó, dự án “Công nghệ khí hóa sinh khối - Giải pháp năng lượng bền vững cho chế biến nông sản và quản lý chất thải ở nông thôn Việt Nam” (BEST) do Liên minh châu Âu tài trợ sẽ được thực hiện trong 4 năm từ 2020 - 2024 tại các tỉnh Thái Nguyên, Lào Cai, Tuyên Quang và Yên Bái. Dự án sẽ làm việc với 2.500 hộ chế biến nông sản, 100 doanh nghiệp cơ khí và 400 đơn vị cung ứng sinh khối.

Dự án do Oxfam tại Việt Nam quản lý và phối hợp thực hiện cùng CCS. Tổng ngân sách của dự án là 3.041.813 Euro, trong đó Liên minh châu Âu tài trợ 80%, Oxfam tại Việt Nam và CCS đóng góp 20% ngân sách còn lại.

Ông Nguyễn Hồng Long - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Tư vấn Sáng tạo và Phát triển Bền vững (CCS) chia sẻ về Dự án “Công nghệ khí hóa sinh khối liên tục theo thể tích (VCBG) - Áp dụng cho ngành chè
Ông Nguyễn Hồng Long - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Tư vấn Sáng tạo và Phát triển Bền vững (CCS) chia sẻ về Dự án “Công nghệ khí hóa sinh khối liên tục theo thể tích (VCBG) - Áp dụng cho ngành chè" tại trụ sở Tổng Công ty Chè Việt Nam - CTCP. Ảnh: Sơn Thủy.

Hiện nay, đa số doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), hộ gia đình sử dụng than và củi để đốt trực tiếp trong chế biến nông sản. Phương thức chế biến này gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu sức khỏe người dân, tăng chi phí sản xuất và giảm chất lượng sản phẩm. Trong khi đó, một lượng lớn phế phụ phẩm nông lâm nghiệp đang bị coi như chất thải, bị vứt bỏ và đốt gây ô nhiễm môi trường. Theo thống kê, sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam hàng năm tạo ra khoảng 118 triệu tấn chất thải nông nghiệp và chỉ có 11% số này được sử dụng.

Với công nghệ năng lượng sinh khối thích hợp, những phế phụ phẩm đó có thể được sử dụng làm nhiên liệu sinh khối để sinh nhiệt đáp ứng nhu cầu của các hộ sản xuất nông nghiệp, cung cấp nguồn năng lượng sạch hơn, rẻ hơn, đồng thời góp phần giảm ô nhiễm nông thôn.

Hiện nay, thị trường Việt Nam đã có một số mô hình thiết bị năng lượng sinh khối nhưng không có mô hình nào được các SME áp dụng rộng rãi. Chính phủ cũng đã có chính sách khuyến khích đầu tư mạnh mẽ cho năng lượng sinh khối.

Cụ thể, công nghệ khí hóa sinh khối sử dụng các phế phụ phẩm nông nghiệp sẵn có như mùn cưa, thân vỏ cây, vỏ lá cây nhằm tạo ra nguồn năng lượng sạch để chế biến thực phẩm, nông sản. Công nghệ này mang lại nhiều ưu điểm như: Hiệu suất nhiệt cao; nguồn nguyên liệu sẵn có, thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, ô nhiễm môi trường và xử lý rác thải tại các vùng nông thôn. Mục tiêu của Dự án là thúc đẩy chế biến nông sản bền vững và góp phần quản lý chất thải ở Việt Nam thông qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến nông sản siêu nhỏ, nhỏ và vừa trên địa bàn ứng dụng công nghệ khí hóa sinh khối như một nguồn năng lượng tái tạo.

Ông Nguyễn Hồng Long - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Tư vấn Sáng tạo và Phát triển Bền vững (CCS) chia sẻ về Dự án “Công nghệ khí hóa sinh khối liên tục theo thể tích (VCBG) - Áp dụng cho ngành chè
Ông Nguyễn Hồng Long - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Tư vấn Sáng tạo và Phát triển Bền vững (CCS) nói về Dự án “Công nghệ khí hóa sinh khối liên tục theo thể tích (VCBG) - Áp dụng cho ngành chè". Ảnh: Sơn Thủy.

Ông Nguyễn Hồng Long - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Tư vấn Sáng tạo và Phát triển Bền vững (CCS) chia sẻ về Dự án “Công nghệ khí hóa sinh khối liên tục theo thể tích (VCBG) - Áp dụng cho ngành chè" cho biết: “Thực trạng về tình hình sử dụng năng lượng của ngành chè; về chè xanh chủ yếu chế biến phân tán ở các hộ, sử dụng gas (LPG), điện và củi. Chi phí dao động từ 10 triệu đồng/tấn chè với  củi và 30 triệu đồng/tấn chè với gas và điện tăng tính canh tranh. Sao chè bằng củi còn gây ra các vấn đề về khói, bụi, nhiệt ảnh hưởng người lao động, cũng như mùi khói và quinol trong chè. Đối với chè đen chủ yếu dùng than là chính với chi phí 3 triệu đồng/tấn chè thành phẩm, dùng than cũng có nguy cơ tạo ra quinol, các cơ sở chế biến chè đen cũng rất cần giảm chi phí cho năng lượng...”.

“Nói về tiềm năng và ưu điểm của công nghệ khí hóa sinh khối, thứ nhất giảm chi phí đáng kể cho các cơ sở chế biến chè, giảm trực tiếp từ chi phí năng lượng và giảm gián tiếp từ chi phí nhân công, điện; thứ hai gia tăng giá bán do cải thiện về chất lượng (không còn mùi khói); thứ ba giảm phát thải khí nhà kính và giảm các tác động về môi trường, nhất là giảm ô nhiễm không khí vì một lượng lớn nhiên liệu là lấy từ các loại rác sinh khói đang bị đốt bỏ; thứ tư cải thiện điều kiện làm việc của người lao động đỡ nóng, bụi, khói, giảm công chăm sóc thiết bị (cấp liệu, kiểm tra hay điều chỉnh lửa); thứ năm cơ hội gia tăng thu nhập với việc tạo ra và bán tính chỉ Cacbon...” - ông Hồng Long chia sẻ thêm.

Bên cạnh đó, nói về các ứng dụng công nghệ khí hóa sinh khối liên tục theo thể tích vào bếp chè theo ông Hồng Long cho biết, với bếp chè xanh có ưu việc lượng cacbonic giảm được hàng năm khoảng 15 tấn, đồng thời giảm chi phí nhiên liệu đốt giảm 20% so với sử dụng củi, giảm 50% so với sử dụng điện, giảm 80% so với sử dụng gas...bếp chè đen ứng dụng cấp nhiệt cho tất cả các công đoạn của quá trình chế biến chè đen, bao gồm hộc héo, sẩy vỉ; ưu việt giảm phát thải 2,800 tấn CO2/ năm cho các dây chuyền sản xuất chè đen công suất 1,000 tấn/năm sử dụng nhiên liệu than; giảm chi phí nhiên liệu đốt 20% so với sử dụng củi, 50% so với sử dụng than...”.

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Tài, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Tài, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam đánh giá về Dự án “Công nghệ khí hóa sinh khối liên tục theo thể tích (VCBG) - Áp dụng cho ngành chè" . Ảnh: Sơn Thủy.
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Bình - Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp miền núi phía Bắc kiêm giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chè có nhận xét về
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Bình - Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp miền núi phía Bắc kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chè có nhận xét về Dự án của Trung tâm Nghiên cứu, Tư vấn Sáng tạo và Phát triển Bền vững (CCS). Ảnh: Sơn Thủy.
Ông Hoàng Vĩnh Long - Tổng thư ký kiêm Chánh văn phòng Hiệp hội chè Việt Nam nhận xét đánh giá về Dự án
Ông Hoàng Vĩnh Long - Tổng Thư ký kiêm Chánh văn phòng Hiệp hội Chè Việt Nam nhận xét đánh giá về Dự án “Công nghệ khí hóa sinh khối liên tục theo thể tích (VCBG) - Áp dụng cho ngành chè". Ảnh: Sơn Thủy.

SƠN THỦY