Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ: Làm tốt công tác khám chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh cúm mùa

Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Thanh Ba là địa chỉ chăm sóc sức khỏe tin cậy của người dân trên địa bàn huyện Thanh Ba và các vùng lân cận. Hàng tháng, Trung tâm tiếp nhận hàng nghìn lượt bệnh nhân đến khám và điều trị. Đặc biệt, vào những thời điểm bệnh dịch gia tăng, số bệnh nhân vào khám và điều trị tăng cao.

Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với các biểu hiện gồm: Sốt cao, đau đầu, đau nhức cơ, mệt mỏi, ho, ho đau họng và sổ mũi. Các tác nhân gây bệnh chủ yếu là chủng vivus cúm A/H1N1, cúm A/H3N2, cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm cao qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc, có thể phát triển thành dịch cúm mùa nếu không có biện pháp kiểm soát thích hợp.

Thông thường người mắc bệnh cúm mùa có thể hồi phục trong vòng 2-7 ngày. Tuy nhiên, đối với trẻ em, người lớn tuổi hay những người mắc bệnh tim, phổi, thận mạn tính, mắc bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dich, thì bệnh cúm mùa có thể diễn biến nặng hơn dễ gây biến chứng viên phổi, suy hô hấp, thậm chí là tử vong.

Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ: Làm tốt công tác khám chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh cúm mùa - Ảnh 1

Trao đổi với Phóng viên, Giám đốc - BS Nguyễn Hải Minh cho biết, hiện nay tình hình bệnh cúm mùa trên địa bàn huyện Thanh Ba đang có xu hướng gia tăng. Tính từ đầu tháng 7/2022 đến nay, TTYT huyện Thanh Ba đã tiếp nhận 100 bệnh nhân mắc cúm đến khám và điều trị. Số bệnh nhân có chỉ định nhập viện là 84 ca (chiếm 84%). Trong đó, số bệnh nhân dương tính với cúm A là 35 ca (chiếm 35%), cúm B là 01 ca (chiếm 0.01%). Các triệu chứng thường gặp của bệnh nhân: Ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi.

     Giám đốc - BS Nguyễn Hải Minh
     Giám đốc - BS Nguyễn Hải Minh

Theo nhận định của Trung tâm, trong thời gian tới, bệnh cúm vẫn đang tiếp tục có xu hướng gia tăng.

Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ: Làm tốt công tác khám chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh cúm mùa - Ảnh 2

Để phòng bệnh, khuyến cáo người dân đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng bằng nước sạch, vệ sinh mũi, họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý. Cùng với đó, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng và tiêm vắc xin cúm mùa - đây là biện pháp dự phòng hiệu quả nhất. Ngoài ra, nên hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết. Khi có các triệu chứng trên, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Lê Nhân