Riêng tháng 9/2021 xuất khẩu 11.695 tấn, đạt 20,33 triệu USD, giá 1.738,5 USD/tấn, tăng 13% về lượng và tăng 16,6% kim ngạch và tăng 3% về giá so với tháng 8/2021.
Chè của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Pakistan, chiếm 30,4% trong tổng khối lượng và chiếm 35,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước, đạt 27.821 tấn, tương đương 54,69 triệu USD, giá trung bình 1.965,9 USD/tấn, giảm 4,9% về lượng, giảm 2% về kim ngạch nhưng tăng 3% về giá so với cùng kỳ năm 2020.
Đài Loan đứng vị trí thứ 2, chiếm 15,2% trong tổng khối lượng và chiếm 14% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước, đạt 13.958 tấn, tương đương 21,38 triệu USD, giá trung bình 1.531,8 USD/tấn, tăng 10,5% về lượng, tăng 9% kim ngạch nhưng giảm 1,4% về giá.
Sau đó là thị trường Nga, chiếm trên 10% trong tổng khối lượng và tổng kim ngạch, đạt 9.883 tấn, tương đương 15,99 triệu USD, giá trung bình 1.618,4 USD/tấn, giảm 12,2% về lượng và giảm 6,3% về kim ngạch nhưng giá tăng 6,7%.
Đáng chú ý, xuất khẩu chè sang các thị trường Trung Quốc 9 tháng năm 2021 tăng mạnh 30,5% về lượng và tăng 43% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, đạt 7.709 tấn, tương đương 12,23 triệu USD; giá cũng tăng 9,7%, đạt 1.587 USD/tấn.
Trong 9 tháng đầu năm nay, có tới 10/17 số thị trường xuất khẩu giảm kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu chè sụt giảm mạnh ở các thị trường sau: Indonesia giảm 28%; Thổ Nhĩ Kỳ giảm 85%; Kuwait giảm gần 30%.
Ngoài ra, năm 2021 sản phẩm chè chất lượng cao đã xuất khẩu vào một số thị trường có giá trị gia tăng cao như thị trường Pháp, Đức, Ý , Úc .. giá bình quân đạt từ 12 đến 15 ngàn USD /tấn, có sản phẩm đạt trên 20 ngàn USD/tấn. Số lượng tuy không nhiều nhưng đây là dấu hiệu tốt cho sản phẩm của Việt Nam tại các thị trường này.
Bảo Anh (Theo VITIC)