Cụ thể, theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, Hiệp hội Rau quả (Vinafruite) tính toán sơ bộ kim ngạch xuất nhập khẩu rau quả tháng 4/2024 đạt 539,854 triệu USD, tăng 14,9% so với tháng 3/2024 và tăng 37,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hàng rau quả ước đạt 1,8 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 1,823 tỷ USD, tăng 32,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kim ngạch nhập khẩu rau quả trong tháng 4/2024 ước đạt 149,390 triệu USD, giảm 3,9 % so với tháng trước nhưng tăng 6,4 % so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024 nhập khẩu rau quả ước đạt 642,174 triệu USD tăng 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong 3 tháng đầu năm 2024, top 5 thị trường xuất khẩu rau quả lần lượt là Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Thái Lan và Nhật Bản.
Sầu riêng chính là mặt hàng có sức tăng trưởng ấn tượng nhất trong 4 tháng qua. Việt Nam cũng đã vượt qua Thái Lan, vươn lên vị trí số 1 về xuất khẩu sầu riêng vào Trung Quốc. Từ nay đến cuối năm, khi các nghị định thư được kí kết, sầu riêng Việt Nam sẽ không chỉ được xuất theo dạng quả tươi, mà còn cơ hội xuất khẩu sang Trung Quốc theo dạng sầu riêng đông lạnh. Đây được coi là một cú hích mới với xuất khẩu rau quả Việt Nam trong năm 2024.
Lần đầu tiên, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt và vượt 1 tỷ USD ngay trong những tháng đầu của năm. Đây chính là bước chạy đà quan trọng giúp ngành hàng này sẽ đạt kỷ lục mới trong xuất khẩu.
Lần đầu tiên, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt và vượt 1 tỷ USD ngay trong những tháng đầu của năm. Đây chính là bước chạy đà quan trọng giúp ngành hàng này sẽ đạt kỷ lục mới trong xuất khẩu.
Về thị trường xuất khẩu, Trung Quốc đứng số 1 với kim ngạch đạt 759,437 triệu USD, tăng 33,84% so với cùng kỳ và chiếm thị phần 59,14%; Hàn Quốc đứng thứ hai với kim ngạch đạt 74,577 triệu USD, tăng 58,77% so với cùng kỳ, chiếm thị phần 5,81%; thứ ba là thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch đạt 67,682 triệu USD, tăng 30,45% so với cùng kỳ, chiếm thị phần 5.27%; Thái Lan đạt 47,631 triệu USD, tăng 2,11 lần so với cùng kỳ năm trước; Nhật Bản đạt 44,393 triệu USD, so với cùng kỳ tăng 11,82%.
Trong thời gian tới, các thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn của Việt Nam đang dần tăng trưởng trở lại như: Trung Quốc, Nhật Bản, khu vực châu Á, Hoa Kỳ... Tuy nhiên, kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, các cuộc xung đột quân sự gia tăng và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt... làm đứt gãy chuỗi cung ứng và tăng chi phí vận chuyển. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia thực thi chính sách bảo hộ hàng hóa sản xuất trong nước; đẩy mạnh sản xuất nông sản để chủ động nguồn cung, ứng phó với tác động tiêu cực của El Nino trong năm 2024.
Tiến Hoàng