Trong khi Người Trình Diễn là những người tạo ra những show trình diễn pha trà thú vị, thì Người Định Hướng xây dựng những cộng đồng uống trà, còn Người Kể Chuyện sẽ là người chia sẻ những câu chuyện cuốn hút của riêng mình về trà với mọi người, và Chuyên gia về Trà thì cũng làm điều tương tự nhưng thông qua những góp ý chuyên môn và có học thức bài bản.
Bất kỳ ai muốn kinh doanh trong thế giới trà đạo đều có thể tạo cho mình 1 trong 4 vai trò trên, hoặc một mình sắm 4 vai. Tuy nhiên bài viết hôm nay sẽ chỉ đề cập về Người Kể Chuyện và Chuyên gia Trà.
Vai trò của Người Trình Diễn và Người Định Hướng không tập trung về mặt chuyên môn, kiến thức. Nhưng vì trà coi trong thử nếm và thưởng thức nên điều quan trọng là khách hàng của bạn thích trải nghiệm mà bạn tạo ra, chứ không quan trọng là trải nghiệm đó là về mặt chuyên môn hay chỉ đơn thuần là trình diễn.
Tình huống 1: Nghệ nhân pha trà mời khách
Nhưng Nghệ Nhân sẽ KHÔNG nói một lời nào để giới thiệu là loại trà đó quý hiếm ra sao, các món ăn kèm tuyệt vời và cầu kỳ thế nào, hay các bước pha trà phải chính xác đến mức nào, hay bộ y phục nghệ nhân đang mặc có ý nghĩa gì. Nghệ nhân chỉ PHA và MỜI khách uống, để khách có thể tự cảm nhận và đưa ra những ý kiến của riêng mình về trà, về bộ trà cụ, về bộ y phục, về cách pha. Và tự họ sẽ có những trải nghiệm chân thật nhất về những sản phẩm họ đã mua và định mua.
Tình huống 2: Người nghệ nhân pha trà mời khách
Nhưng lần này, nghệ nhân sẽ kể một cách nhiệt tình và đầy cảm xúc về trà, trà cụ, y phục, phải khó khăn thế nào mới thu hoạch được loại trà này, vùng đất làm trà đẹp đẽ và tuyệt vời biết bao (từ con người đến lịch sử đến ẩm thực của họ), câu chuyện gặp gỡ giữa nghệ nhân và người nông dân làm trà như thế nào, chó mèo nhà họ đáng yêu và mộc mạc ra sao, những búp trà tuyệt diệu như thế nào khi sáng sớm vẫn còn đẫm hơi sương của mùa xuân, thu trọn tinh hoa của đất trời. Trên thực tế, trong trường hợp này, khách sẽ khó lòng TỰ mình trải nghiệm, mà họ đang được HƯỚNG để trải nghiệm, những gì họ trả là để mua những trải nghiệm của chính nghệ nhân pha trà, họ đang trả tiền đề mua câu chuyện và từ đó rất thoải mái trả tiền để mua sản phẩm.
Không nghi ngờ gì cả, tình huống thứ 2 là sự mua bán về mặt cảm xúc và ấn tượng, và có vẻ ấn tượng hơn nhiều so với tình huống thứ nhất, đặc biệt là khi, tình huống số 2 chính là sự cải tiến các trình tự của tình huống thứ nhất. Vì thế những nghệ nhân có thể làm tốt việc truyền cảm xúc và gây ấn tượng thì sẽ dễ bán sản phẩm hơn những nghệ nhân để khách tự trải nghiệm.
Người nghệ nhân bán trải nghiệm như vậy gọi là NGƯỜI KỂ CHUYỆN. Nhu cầu được biết, được trải nghiệm câu chuyện khi mua sản phẩm đang ngày một gia tăng, Sự lớn mạnh ấy là do sự đối nghịch trong văn hoá tiêu dùng ngày nay. Sự tinh tế của nó nằm ở chỗ, trong xã hội hiện đại, người nào có trải nghiệm nhiều sẽ được đánh giá cao, được cho là người thấm đẫm văn hoá, nhưng với sự bận rộn của cuộc sống, họ không thể có đủ thời gian, tiền bạc hay sức lực để tự mình đi trải nghiệm tất cả. Chính vì thế cách dễ nhất là đi mua những trải nghiệm đã có sẵn – trải nghiệm qua con mắt, câu chuyện của người khác. Và một NGƯỜI KỂ CHUYỆN chắc chắn phải tự trang bị đủ câu chuyện để kể cho khách hàng của mình.
Chuyên gia được đào tạo bài bản về Trà cũng sẽ đóng góp một phần lớn trong mô hình mua bán trao đổi trải nghiệm này. Vai trò của Chuyên Gia thì gần giống với vai trò của Người Kể Chuyện.
Sự khác biệt là Người Kể Chuyện là những người bán trải nghiệm và câu chuyện đằng sau sản phẩm, Còn Chuyên Gia thì là người bán những góp ý thuyết phục, nhữnng giải pháp đầy chuyên môn (đơn cử như là nên mua ở đâu, loại nào mua thì tốt nhất, vì sao)
Làm sao để trau dồi và trở thành Người Kể Chuyện hay Chuyên Gia Trà thì vô cùng rõ ràng, bạn sẽ cần: Công Nghệ Thông Tin, luyện kể chuyện, tạo nội dung, lịch sử và những truyền thuyết về trà, kỹ năng trình bày, kỹ năng xây dựng và luôn đổi mới, cập nhật thường xuyên câu chuyện và trải nghiệm của mình, những kiến thức chuyên môn về ngành và khách hàng v…v
Tóm lại, trong sự phát triển vượt bậc của xu hướng tiêu dùng trà hiện nay, thì sản phẩm chính quan trọng nhất chính là TRẢI NGHIỆM CỦA KHÁCH HÀNG, cho dù là họ tự cảm nhận hay họ đang mua lại từ Nghệ Nhân. Trà, hương, vị, những tác động đến sức khoẻ, kỹ thuật phục vụ, trà cụ, kiến thức chính là những trang sức tốt nhât của nghệ nhân và là công cụ để tạo ra những trải nghiệm, giá trị độc đáo của nghệ nhân, thu hút khách hàng tìm về với họ.
Theo Olga Nikandrova & Denis Shumakov