Big-Trends: Cơ hội đầu tư ngắn hạn vẫn còn

Một số những nhận định đã dự báo rằng mốc kháng cự 900 điểm là mốc điểm cứng của thị trường và rất khó có thể vượt qua nhất là trong bối cảnh VN-Index hồi phục mạnh mẽ từ mốc đáy 660 điểm kể từ 2 tháng vừa qua.

Big-Trends: Cơ hội đầu tư ngắn hạn vẫn còn - Ảnh 1

Điều gì đến cũng đã đến khi thị trường chưa xuất hiện các phiên điều chỉnh lớn nếu tính đến trước ngày hôm thứ 5 (ngày 11/6). 2 phiên điều chỉnh mạnh đã diễn ra trong 2 ngày cuối tuần đã mang đến những cảm giác trái chiều.

Nếu phiên thứ 5, khi VN-Index điều chỉnh mạnh hơn 32 điểm với lực bán sàn mạnh ở rất nhiều cổ phiếu thì phiên ngày thứ 6, đánh dấu mức hồi phục từ mốc đáy sâu nhất 840 điểm trong phiên để quay ngưỡng 863,52 điểm.

Nếu diễn biến điều chỉnh mạnh của chỉ số DJ trong ngày thứ 5 đã khiến các nhà đầu tư toàn cầu lo lắng thì các chỉ số chứng khoán chủ chốt của Việt Nam như VN-Index giảm sâu khi áp lực bán lớn diễn ra ở rất nhiều cổ phiếu.

Nhiều nhà đầu tư đã lo lắng về khả năng chuỗi điều chỉnh dài của TTCK trong tháng 6 cũng như lo lắng về triển vọng vĩ mô của kinh tế Việt Nam giai đoạn cuối năm 2020.

Cho dù đã có nhiều thông tin tích cực liên quan đến sự phục hồi tốt của kinh tế Việt Nam giai đoạn hậu Covid; những thông tin liên quan đến chuyển dịch nhà máy, dây chuyền sản xuất của các công ty đa quốc gia thế giới sang Việt Nam hay số lượng tài khoản chứng khoán mở mới, số lượng các nhà đầu tư F0 tăng mạnh… Tuy nhiên, TTCK đã hồi phục tốt thì cũng cần thêm thời gian điều chỉnh, tích lũy thêm.

Điểm công đối với TTCK trong tháng 6 đó là khối ngoại đã giảm mạnh tốc độ bán ròng và đã gia tăng giá trị mua ròng trong bối cảnh khối nhà đầu tư nội lại gia tăng tốc độ giải ngân.

Có thể nói, điểm tích cực trên TTCK hiện nay đó là dòng tiền lớn đang giải ngân trên thị trường là rất đáng chú ý khi thanh khoản trung bình các phiên giao dịch chỉ tính trên sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSX) đã là 6000 - 7000 tỷ đồng, lớn hơn 13 – 15% so với giá trị trung bình của thanh khoản năm 2019. Điều này có thể thấy thị trường sẽ không thể điều chỉnh sâu và chỉ có thể điều chỉnh về mốc 840 điểm là tối đa như chúng ta đã chứng kiến diễn biến giao dịch ở phiên thứ 6 tuần trước.

Ngoài ra, diễn biến giao dịch tích cực ở các cổ phiếu lớn, các cổ phiếu bluechips đầu ngành cũng đã phát đi thông điệp “Điều chỉnh là tạm thời và thị trường chứng khoán sẽ quay trở lại xu hướng lên”. Duy chỉ có điều, hành động của các nhà đầu tư hiện nay làm sao thể hiện được không chỉ ngoài sự thận trọng mà còn thể hiện được phong cách đầu tư với tầm nhìn dài hơi.

Thông qua 2 chỉ số quan trọng liên quan đến giá và khối lượng của thị trường thì chúng ta vẫn phải nên có niềm tin vào xu hướng khởi sắc của thị trường thời gian tới hơn là diễn biến điều chỉnh tiêu cực.

Dòng tiền lớn đang chảy vào không chỉ ở các cổ phiếu đầu cơ mang tính dẫn sóng mà còn cả các cổ phiếu cơ bản, cổ phiếu vốn hóa lớn thuộc các nhóm tài chính, ngân hàng, tài nguyên cơ bản, công nghệ như HPG, HSG, SSI, STB, SHB, SSI, MWG, SHS…

Cho 2 khả năng liên quan đến kịch bản của thị trường đó là thị trường sẽ điều chỉnh tích lũy thêm khu vực 860 - 880 điểm 3 -5 phiên hay sẽ điều chỉnh sideway về khu vực 840 điểm một lần nữa nhưng nếu tính các trường hợp bi quan nhất thì thị trường sẽ vẫn đang ở trạng thái tích cực hơn là tiêu cực.

Không có gì phải bi quan quá về thị trường sắp tới khi mà kinh tế vĩ mô hay diễn biến giao dịch trên thị trường đang ủng hộ quan điểm thị trường cuối cùng cũng sẽ vượt khó đi lên.

Cơ hội đầu tư hay giao dịch ngắn hạn vẫn còn đối với các nhà đầu tư kiên nhẫn đợi thời điểm.

Big-Trends

Theo Đầu tư Chứng khoán