Làn sóng thần Covid-19 lần 2 và rồi lần 3 sẽ tiếp tục nhấn chìm nền kinh tế thế giới trong khó khăn và rất nhiều thách thức đang đè lên vai cộng đồng quốc tế.
Nếu Việt Nam là một trong những trường hợp hiếm hoi khi mà đại dịch được kiểm soát tốt, thì đâu đó Mỹ, Ấn Độ, châu Mỹ La Tinh và rất nhiều nơi trên thế giới vẫn đang chật vật đối phó mối đe đọa ngành càng tăng cao.
Nỗ lực nới lỏng cách ly tại Mỹ đã không đem lại hiệu quả như ý muốn mà hậu quả lại nặng nề hơn. Năm 2020 sẽ vẫn là năm kinh tế và TTCK thế giới sẽ vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid 19.
TTCK Mỹ đã có tuần giao dịch kém khả quan khi chỉ số chứng khoán Dow Jones điều chỉnh mạnh ở phiên giao dịch cuối tuần. TTCK Việt Nam cũng không phải ngoại lệ khi nhà đầu tư chứng khiến tuần thứ 2 liên tiếp chỉ số VN-Index điều chỉnh quanh khu vực 850- 870 điểm.
Không chỉ tác động bởi những yếu tố ngoại cảnh về những tin tức bất lợi đến từ kinh tế thế giới, diễn biến khó lường về tình trạng lay lan của Covid-19, TTCK Việt Nam cũng đã có những lý do riêng để có thể điều chỉnh thêm thời gian trước khi quay lại giai đoạn hồi phục trong quý III và quý IV.
Thứ nhất, có lẽ giai đoạn tăng điểm từ vùng đáy 660 điểm đến vùng kháng cự mạnh 900 điểm. Thị trường chưa có đợt “điều chỉnh ra hồn” nào. Các diễn biến điều chỉnh ngắn với giá trị giao dịch tăng mạnh, nhiều nhà đầu tư cũ, mới tham gia đã khiến thị trường hồi phục gần như thẳng đứng.
Nhiều cổ phiếu lớn cũng như cổ phiếu vừa và nhỏ đã tăng giá mạnh gấp 2, gấp 3 lần hoặc thậm chí hơn trong vòng hơn 2 tháng. Như vậy, giai đoạn điều chỉnh hiện tại là hoàn toàn hợp lý.
Thị trường cần ít nhất 2 - 4 tuần để biến động có thể là Sideway down thêm 5 - 10% hoặc có thể biến động biên độ hẹp về khu vực 820 - 840 điểm. Cho dù kịch bản điều chỉnh như thế nào thì chúng ta cũng không thể nói diễn biến thị trường hiện tại là tệ mà trái lại, đang là giai đoạn điều chỉnh tích cực phản ánh qua thanh khoản cũng như số lượng những cổ phiếu biến động tăng giá.
Lý do thứ hai có thể giải thích việc thị trường đang trong giai đoạn điều chỉnh và có thể điều chỉnh tiếp ở tuần cuối tháng 6 và tuần đầu tiên của tháng 7. Theo số liệu thống kê giai đoạn tháng 6 và tháng 7 chưa bao giờ là giai đoạn tốt đối với thị trường. Giao dịch trầm lắng và ảm đạm đã diễn ra trong 8/10 năm trở lại đây.
Giai đoạn điều chỉnh và giai đoạn tích lũy sau đó đến ngay sau giai đoạn hồi phục tốt đầu năm trước khi kết thúc vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8. Năm nay có lẽ đặc biệt hơn khi đại dịch Covid 19 đã được khoang vùng và kiểm soát tốt tại Việt Nam - cơ hội cho phát triển kinh tế giai đoạn hậu covid lớn hơn bao giờ hết.
Sự hồi sinh với kỳ vọng mạnh mẽ hơn của nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực với lợi thế cạnh tranh tăng lên do thu hút được sự quan tâm của các chính phủ, các doanh nghiệp, tập đoàn trên thế giới.
Không phải không có lý khi niềm tin vào chính phủ, niềm tin vào triển vọng khởi sắc kinh tế vĩ mô cũng như vào sự phát triển của TTCK cũng đã khiến dòng tiền trong nước chảy vào TTCK đã cải thiệt rõ rệt.
Sóng điều chỉnh mà chỉ số VN-Index đang vận động theo chưa kết thúc. Nhiều cổ phiếu lớn, cổ phiếu đầu cơ điều chỉnh sau thời gian dài tăng giá. Vẫn có những cổ phiếu như xây dựng và vật liệu, cổ phiếu thép, cổ phiếu dịch vụ tài chính đang vận động tốt hơn so với thị trường chung như HSG, HPG, NVL, SHS, GTN…
Cho dù mặt bằng chung toàn thị trường, giai đoạn điều chỉnh và tích lũy đã bắt đầu đối với nhiều cổ phiếu, nhưng vẫn có vài cổ phiếu đang có dấu hiệu đi ngược xu hướng. Giai đoạn này có lẽ phù hợp cho các nhà đầu tư bám sát thị trường để chọn lọc và tìm ra các cổ phiếu mạnh.
Cho dù thị trường tăng, giảm hoặc điều chỉnh đi ngang vẫn có các cơ hội. Nhà đầu tư cần kiên nhẫn và theo sát các cổ phiếu mạnh để tham gia kịp thời trước khi cổ phiếu đó bứt phá.
Big_Trends
Theo Đầu tư Chứng khoán