Cụ thể, tại tỉnh Hà Giang có 7 trường hợp đang vi phạm pháp luật về đất đai được công khai. Đầu tiên là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hải Phú, có địa chỉ đất sử dụng vi phạm tại tổ 5, phường Ngọc Hà, thành phố Hà Giang. Theo Kết luận thanh tra của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang, doanh nghiệp này đã có hành vi lấn chiếm 49.424 m2 đất.
Tiếp đó là Công ty Cổ phần lương thực Hà Giang, địa chỉ đất sử dụng vi phạm tại thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn với hành vi vi phạm không sử dụng đất trong thời gian dài (12 tháng liên tục).
Doanh nghiệp tiếp theo là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Linh Quý, địa chỉ sử dụng đất có vi phạm tại dự án trồng rừng sản xuất tại Bạch Ngọc, huyện Vị Xuyên. Doanh nghiệp này không sử dụng đất trong 24 tháng không liên tục. Trên cơ sở đó, cơ quan chức năng địa phương đã kiến nghị xử lý vi phạm, thu hồi 2.908.000 m2 đất.
Các doanh nghiệp còn lại cùng vi phạm pháp luật về đất đai do không sử dụng đất trong thời gian dài, bao gồm: Công ty Cổ phần Lâm Sinh Hà Giang, địa chỉ đất sử dụng vi phạm tại các xã Trung Thành, Minh Ngọc (huyện Vị Xuyên) và xã Ngọc Đường, thành phố Hà Giang; Hợp tác xã Ngàn Hoa và Hợp tác xã Dịch vụ Hoàng Bách, địa chỉ đất sử dụng vi phạm tại huyện Vị Xuyên; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Yên Bình, địa chỉ đất sử dụng vi phạm tại xã Tân Thành, huyện Bắc Quang.
Tại tỉnh Đồng Nai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh này cũng đã rà soát và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc công bố công khai 4 trường hợp vi phạm pháp luật đất đai (đợt 1 năm 2022) do chậm tiến độ đưa đất vào sử dụng.
Theo đó, dự án tổng kho xăng dầu xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch của Công ty Cổ phần Vật tư xăng dầu COMECO với tổng diện tích 20 hécta.
Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạch và sản xuất phân hữu cơ tại xã Túc Trưng, huyện Định Quán của Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại xây dựng Đa Lộc (nay là Công ty Cổ phần thương mại xây dựng Đa Lộc).
Tiếp đó là dự án Khu dân cư, dịch vụ và cù lao Tân Vạn tại thành phố Biên Hòa của Công ty Cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa - Á Châu, với tổng diện tích 48,05 hécta.
Cuối cùng là dự án xây dựng xưởng sản xuất tại Cụm công nghiệp gốm sứ Tân Hạnh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Gốm mỹ nghệ Hồng Hưng 2, tại phường Tân Hạnh, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.