Bón phân cho cây chè vụ đông

Theo khảo sát của các chuyên gia canh tác cây chè xanh tại các tỉnh miền núi phía Bắc cho thấy, vào vụ đông, hầu hết đất trồng chè bị thoái hóa bạc màu độ chua cao, dưới ngưỡng cây chè cần (pH < 4), đất mất cân đối dinh dưỡng thiếu hụt trầm trọng các nguyên tố dinh dưỡng trung lượng... Vì vậy, việc bón phân vụ đông đúng kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của cây chè.

Cụ thể, các trung, vi lượng cây chè hiện đang rất thiếu gồm có: Magie, Canxi, Silic, lưu huỳnh và các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng: Bo, kẽm, môlip đen mà trong rất nhiều năm qua chưa được bổ sung cho đất.

C&aacute;c giống ch&egrave; xanh như Shan tuyết, trung du&hellip; đ&atilde; được trồng kh&aacute; l&acirc;u hầu hết tr&ecirc;n 30 năm khai th&aacute;c.
Các giống chè xanh như Shan tuyết, trung du… đã được trồng khá lâu hầu hết trên 30 năm khai thác.

Đất trồng chè lại chủ yếu là đất đồi dốc, không có hệ thống nước tưới mà chủ yếu dựa vào nước trời. Người nông dân canh tác vườn chè thiếu hiểu biết về đặc điểm tính chất đất, các loại phân bón vô cơ, khi sử dụng phân vô cơ chỉ thấy bón đạm là cây chè xanh ngay, búp lá non tơ nên việc sử dụng đạm tràn lan để chạy theo năng suất nên lượng bón hàng năm rất cao từ 80 - 100kg urê/sào 360m2. Cứ sau mỗi lần hái búp lại tiến hành rải phân đạm, cách bón phân nổi bón theo mưa, bón đợi mưa hiệu quả sử dụng thấp do bị bay hơi, rửa trôi cây chỉ sử dụng 30 - 35%.

Do thiếu cân đối dinh dưỡng trầm trọng nên chè sinh trưởng phát triển rất yếu, lá búp mỏng sức đề kháng sâu bệnh kém nhiều đối tượng sâu hại phát triển kéo theo sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan cao gấp nhiều lần cho phép, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong lá búp chè tăng cao làm giảm chất lượng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài nước.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, để có được 100kg chè nguyên liệu loại tốt cây đã lấy đi từ đất các nguyên tố dinh dưỡng như sau: 7,2kg N, 3kg P2O5, 3,1kg K2O, 0,21kg Magie, 2kg CaO, 90g Bo, 150g Zn, 15g Mangan… một khi cung cấp đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng này cây sinh trưởng khỏe mạnh sức chống chịu tốt kéo theo giảm thuốc bảo vệ thực vật tạo tiền đề cho năng suất cao, chất lượng tốt.

Ở một số địa phương, người trồng chè đã sử dụng phân tổng hợp nhưng chủ yếu là các loại phân NPK thông thường chỉ có duy nhất 3 thành phần dinh dưỡng là đạm (N), lân (P) và kali (K) còn hầu hết là thiếu các thành phần dinh dưỡng trung, vi lượng. Đây là nguyên nhân chính làm cho cây chè sinh trưởng phát triển yếu nhiễm sâu bệnh.

Nguồn ảnh: Tiến n&ocirc;ng
Nguồn ảnh: Tiến nông

Nhận thức được tầm quan trọng của việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây chè xanh, những năm qua các địa phương như: Định Hóa, Đại Từ (Thái Nguyên); Công ty Chè Phú Đa, Công ty Chè Phú Bền, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ); Chiềng Ve (Mộc Châu); Văn Chấn (Yên Bái) tiếp cận sử dụng phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển chuyên dùng bón cho cây chè xanh.

Ngoài NPK, cây chè đông cần rất nhiều trung, vi lượng. Đặc biệt, sử dụng cho chè vụ đông với dòng sản phẩm ĐYT NPK 5.10.3 có các thành phần dinh dưỡng: N = 5%, P2O5 = 10%, K2O = 3%, CaO = 15%, MgO = 9%, S = 2%, SiO2 = 14%, Zn = 0,02, Bo = 0,04%, Mn = 0,01% tổng dinh dưỡng đạt 58%. Loại phân này được bón cho cây chè xanh vụ đông.

Căn cứ v&agrave;o độ tuổi v&agrave; t&igrave;nh h&igrave;nh thổ nhưỡng để sử dụng lượng b&oacute;n từ 1.200 - 1.500kg/ha với thời gian b&oacute;n từ th&aacute;ng 12 đến th&aacute;ng 1 năm sau, lợi dụng những trận mưa gi&oacute; m&ugrave;a khi đất c&ograve;n ẩm th&igrave; tiến h&agrave;nh b&oacute;n ph&acirc;n. &nbsp;
Căn cứ vào độ tuổi và tình hình thổ nhưỡng để sử dụng lượng bón từ 1.200 - 1.500kg/ha với thời gian bón từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau, lợi dụng những trận mưa gió mùa khi đất còn ẩm thì tiến hành bón phân.  

Những đồi chè bằng thì đào các hố nhỏ giữa hai hàng chè hố cách hố 30 - 35cm sâu 15 - 20cm, sau đó rải phân rồi lấp đất những nương chè trên đồi dốc thì đào các hố trên mép chè phía trên cách hố 35 - 40cm và sâu 15 - 20cm sau đó rải phân và lấp đất những hàng chè gần đỉnh đồi thì bón tăng lượng phân, luống chè chân đồi bón giảm lượng phân một chút không bón phân lên lá hoặc trời nắng hanh.

Nhân Lê (t/h)