Niềm hy vọng thắp lên
Biết mình nhiễm viêm gan B khi bệnh đã vào giai đoạn mạn tính, anh B.V.T rất lo lắng, hoang mang. Nhất là sau khi được bác sĩ giải thích về bệnh cũng như tự tìm hiểu thêm thông tin. Sự lo lắng của anh T cũng là nỗi lo chung của nhiều bệnh nhân khác với cùng bệnh lý đang mắc phải. Tuy những chỉ định, tư vấn từ bác sĩ giúp người bệnh có hướng điều trị, song nỗi lo và sự mệt mỏi luôn cận kề họ trong sinh hoạt thường ngày. Bởi khi mắc bệnh rồi họ mới hiểu rõ tác hại và nguy cơ lây bệnh đáng sợ thế nào.
Theo PGS, TS Nguyễn Xuân Thành - bác sĩ Gan mật tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, nguyên Viện trưởng Viện phòng dịch Quân đội, Tiến sĩ Y khoa Đại học Shimane Nhật Bản, Hội viên Hội Gan mật Nhật Bản: Đúng là nhiều người cho rằng viêm gan B mạn tính không thể chữa khỏi, phải uống thuốc và theo dõi cả đời. Do đó, khi mắc bệnh họ hoang mang và dễ bị nản, thậm chí buông xuôi không chữa trị. Cho đến khi phải nhập viện vì suy gan, hôn mê gan hay ung thư gan.
Tuy nhiên, việc điều trị luôn cần thiết dù ở giai đoạn nào và càng sớm càng có lợi. Dù cuộc chiến với viêm gan B đầy gian nan, song với sự đồng hành của bác sĩ chuyên khoa, phác đồ phù hợp từng người bệnh, kết hợp với dùng đúng thuốc, tinh thần lạc quan và chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng tốt sẽ hỗ trợ hiệu quả cho cuộc sống và sức khỏe của bệnh nhân, có thể cải thiện tác hại của bệnh.
Đặc biệt vẫn còn hy vọng chữa khỏi bệnh, nhất là với bệnh nhân có sức khỏe tốt, tuổi đời còn trẻ, hệ miễn dịch còn hoạt động tốt. Đó là nhờ phác đồ tạo được kháng thể chống lại virus sau quá trình điều trị. “Hiện tỷ lệ tạo được kháng thể và khỏi bệnh là khoảng 20% trên tổng số bệnh nhân tại BV Thu Cúc. Đây là một con số đáng mừng. Có bệnh nhân đã có tuổi cũng tạo được kháng thể. Tuy nhiên, phác đồ này đặc biệt có lợi cho các bệnh nhân trẻ, bởi sức khỏe của họ còn tốt, nhờ vậy nếu kiên trì điều trị thì khả năng tạo được kháng thể sẽ cao hơn.” - PGS Thành chia sẻ.
Trước đây do thiếu thông tin, y học chưa phát triển mạnh, thiết bị chẩn đoán cũng chưa nhiều và hiện đại như bây giờ, cộng với thói quen thấy rõ bệnh rồi mới chữa, nên việc phát hiện bệnh thường muộn, rất đáng tiếc. Nhiều ca viêm gan B mạn tính kéo dài cả chục năm kéo theo biến chứng xơ gan tàn phá sức khỏe, nguy cơ ung thư cao. Nhưng càng ngày người dân càng có ý thức và hiểu biết hơn để có thể đẩy lùi căn bệnh viêm gan B.
Hiện nay, với máy móc, công nghệ hiện đại trong khám tầm soát bệnh gan, người bệnh sẽ được chẩn đoán chính xác ngay từ giai đoạn sớm, giúp đưa ra phác đồ ưu việt. Việc cần nhất là bệnh nhân chủ động thăm khám để sớm phát hiện bệnh và tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị.
Mối nguy từ viêm gan virus gồm những gì?
Viêm gan virus nói chung, đặc biệt viêm gan B là bệnh lý nguy hiểm vì diễn biến âm thầm, triệu chứng khó phân biệt. Ở giai đoạn cấp tính, người bệnh có thể khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên rất nhiều trường hợp bị chuyển sang giai đoạn mạn tính, điều trị khó khăn hơn. Chưa hết, trong giai đoạn này bệnh dễ gây các biến chứng như xơ gan, suy gan cấp, ung thư gan đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
Theo bác sĩ chuyên khoa Gan mật - Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, thường khi chức năng gan chỉ còn dưới 25% thì các triệu chứng bất ổn mới biểu hiện ra ngoài. Vì vậy, khi người bệnh phát hiện ra triệu chứng thì bệnh thường đã ở giai đoạn nặng.
Đơn cử trường hợp bệnh nhân N.V.M (50 tuổi, Ba Đình, Hà Nội) đến khám ở TCI sau một thời gian ngắn thấy chán ăn, mệt mỏi, nhanh giảm cân. Anh cho biết trước đây từng bị viêm gan B và có uống thuốc điều trị nhưng lâu không kiểm tra lại. Kết quả xét nghiệm lần này khiến anh M choáng váng vì đã bị xơ gan giai đoạn 2.
Bệnh xơ gan rất nguy hiểm, nhất là khi không được phát hiện sớm. Nếu đã bước sang giai đoạn cuối, xơ gan rất khó điều trị. Bệnh có thể gây tử vong do các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, nhiễm khuẩn dịch cổ trướng, hội chứng gan thận, bệnh não do gan và hôn mê gan. Một bệnh nghiêm trọng khác là suy gan cấp khi tiến triển nặng cũng gây ra hàng loạt biến chứng như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy thận, suy đa tạng và có thể dẫn đến tử vong. Riêng với ung thư gan phát hiện ở giai đoạn gần cuối thì kết quả điều trị hầu như là số 0.
Lời cảnh báo nhân ngày Thế giới phòng chống viêm gan virus
Báo cáo tại Hội thảo thường niên nhân Ngày Viêm gan Thế giới với chủ đề “Chung tay phòng chống viêm gan, xơ gan và ung thư gan” (cuối tháng 7 năm 2022) cho thấy, Việt Nam nằm trong vùng có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan cao trên thế giới. Cụ thể nước ta có khoảng 8 triệu người nhiễm viêm gan B và 1 triệu người mắc viêm gan C, mỗi năm có hơn 40.000 người tử vong vì các bệnh lý liên quan đến viêm gan B và viêm gan C.
Ở khu vực châu Á - Tây Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ 2 về tỷ lệ ung thư gan, chỉ sau Mông Cổ. Chiếm tỷ lệ cao nhất trong tất cả các loại ung thư tại Việt Nam, ung thư gan gây tử vong cho 25.000 người Việt - gấp 3 lần số tử vong hàng năm do tai nạn giao thông tại nước ta. Trong đó, nguyên nhân chính gây ung thư gan là viêm gan virus và bia rượu.
Có đến 80% ca ung thư gan bắt nguồn từ viêm gan B. Nguy hiểm ở chỗ ung thư gan thường được phát hiện muộn và khó cứu chữa do gần 90% người mắc bệnh này không biết mình nhiễm virus viêm gan B trước đó. Những con số trên chính là lời cảnh báo nghiêm khắc về thực trạng bệnh hiện nay, cũng như khuyến cáo việc tầm soát, phát hiện sớm và thăm khám kịp thời khi có dấu hiệu nghi vấn về gan.
Hệ thống y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ uy tín điều trị các bệnh lý gan mật. Độc giả có thể truy cập benhvienthucuc.vn để tìm hiểu thêm chi tiết hoặc xem thêm thông tin tham khảo TẠI ĐÂY (chèn link https://benhvienthucuc.vn/dieu-tri-viem-gan-b-xo-gan/)
PV