Trà xanh là gì?
Trà xanh là một loại trà có nguồn gốc từ lá trà Camellia sinensis chưa được lên men nên giữ được nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa. Nó nổi tiếng với nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Các thành phần chính như polyphenol và catechin, đặc biệt là EGCG (Epigallocatechin gallate), đã được nghiên cứu và cho thấy có khả năng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư và các bệnh lão hóa. EGCG cũng được biết đến với khả năng hỗ trợ quá trình đốt cháy chất béo, hỗ trợ giảm cân. Ngoài ra, trà xanh cũng có tác dụng làm giảm căng thẳng, cải thiện tinh thần và tăng cường sự tập trung. Nhờ vào những tính năng này, trà xanh đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống lành mạnh và thường xuyên được sử dụng để duy trì sức khỏe và sự cân bằng trong cuộc sống hiện đại.
Trà xanh từ xa xưa đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của Việt Nam. Trong danh sách đa dạng của trà xanh Việt Nam, trà Thái Nguyên (còn gọi là trà Bắc, trà móc câu, trà Bắc Thái trà nõn tôm) luôn đứng đầu. Ngoài ra, góp mặt trong danh sách trà ngon còn có cả trà Shan tuyết cổ thụ và các loại trà xanh thơm ngon như trà sen Tây Hồ, trà lài, trà bưởi và trà ngâu. Trà xanh chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trà xanh giúp giảm nguy mắc bệnh ung thư, tim mạch, cải thiện miễn dịch, giảm hôi miệng, hỗ trợ giảm cân.
Pha trà là một nghệ thuật tinh tế, bao gồm nhiều bước quan trọng để đảm bảo hương vị và chất lượng tốt nhất của trà. Quá trình này bắt đầu bằng việc chuẩn bị dụng cụ, đun nước đến nhiệt độ thích hợp tùy theo loại trà, và sau đó là bước tráng trà. Sau khi tráng trà, người pha sẽ đổ lượng nước sôi phù hợp vào ấm và ngâm trong thời gian cần thiết, trước khi rót ra chén và thưởng thức. Mỗi bước trong
Việc tráng trà còn giúp làm mềm và mở rộng lá trà, tăng khả năng chiết xuất hương vị và chất dinh dưỡng từ lá trà khi pha. Ảnh minh họa
quy trình này đều đóng vai trò quan trọng, góp phần tạo nên một tách trà hoàn hảo, đậm đà và tinh tế.
Tác dụng của việc tráng trà trước khi pha
Thực tế, nhiều người bỏ qua một bước quan trọng trong quá trình pha trà, khiến hương vị trà giảm sút. Tráng trà, hay rửa trà, là bước đầu tiên và quan trọng trong quy trình pha trà nhưng nhiều người thường bỏ qua khiến cho hương vị tách trà giảm sút đáng kể. Việc tráng trà giúp loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và các hạt nhỏ có thể bám trên lá trà trong quá trình sản xuất, vận chuyển. Ngoài ra, việc tráng trà còn giúp làm mềm và mở rộng lá trà, tăng khả năng chiết xuất hương vị và chất dinh dưỡng từ lá trà khi pha. Do đó, việc tráng trà là một phần quan trọng để đảm bảo chất lượng và trải nghiệm hương vị tối ưu khi thưởng thức trà. Động tác này có những công dụng cụ thể sau:
Làm sạch trà: Để tạo nên được các loại trà khô thành phẩm, lá trà tươi sau khi thu hái sẽ phải trải qua rất nhiều quy trình sơ chế và chế biến như làm héo, diệt men,xao trà, vò trà, lên men, hậu lên men. Quá trình đó không tránh khỏi tình trạng trà bị nhiễm tạp chất, bụi bẩn, cặn... Chính vì thế, tráng trà là khâu cần thiết để rửa sạch lá trà trước khi pha, để vị trà ngon, trọn vẹn và thanh khiết hơn.
Làm ẩm lá trà: Lá trà khô thường xoắn lại, cuộn chặt hay được vo thành viên. Việc cho nước sôi vào để tráng giúp những lá trà mở ra, bề mặt lá tiếp xúc đồng đều với nước, nhờ đó có thể giải phóng các chất bên trong lá trà, hương vị của trà sẽ thể hiện rõ nét đặc trưng; và trong những lượt hãm trà sau đó nước trà sẽ đồng vị.
Gia nhiệt cho ấm trà: Khi tráng trà, ấm sẽ được làm nóng lên, giúp nhiệt độ nước ở những lần pha sau được giữ ở mức đạt tiêu chuẩn. Nếu bạn không tráng trà mà cho trực tiếp nước vào ấm, nhiệt độ nướ sẽ nhanh chóng giảm xuống, có thể không đạt yêu cầu để pha trà, khiến hương thơm và chất trà cũng không thể toát lên một cách trọn vẹn.
Vì thế, khâu tráng trà rất quan trọng để giúp gia nhiệt cho ấm, thúc đẩy hương thơm, mùi vị của trà được thể hiện hoàn hảo nhất.
Giúp nước trà trong hơn: Nước tráng trà bao giờ cũng đục hơn nước pha, một phần là do tạp chất bám vào trong quá trình chế biến. Nước trà đục còn do phần “nhựa trà”, bao gồm các thành phần như carbohydrates, polyphenol, caffeine bị kết tinh và oxy hóa. Trong quá trình xao trà, nhựa sẽ khô lại, đóng vai trò như một lớp bảo vệ lá trà khô, để giúp trà được bảo quản lâu hơn. Việc tráng trà giúp tiết giảm phần nhựa này, nhờ đó mà nước trà trở nên trong hơn.
Giảm thời gian hãm trà: Khi bạn tráng trà, những lá trà cuộn chặt đã được “đánh thức”, trở nên mềm hơn, ấm cũng nóng lên, hời gian hãm trà ngắn lại và hương vị trà đậm đà hơn. Nếu bỏ qua bước tráng trà, thời gian để ủ và mở lá trà sẽ lâu hơn, vị trà không được đồng đều và rõ rệt.
Bằng cách làm sạch và chuẩn bị lá trà đúng cách, bạn sẽ nâng cao được hương vị và chất lượng của nước trà, đảm bảo an toàn và lợi ích sức khỏe.
Cách pha trà xanh
Trà xanh khô có thể giữ được lâu trong hộp và dễ sử dụng. Khi biết cách pha, bạn có thể giữ hương vị thơm ngon của lá trà.
Chuẩn bị: 5g trà xanh khô. Ấm đun nước trà
Cách thực hiện:
Bước 1: Đun sôi 1.5l nước.
Bước 2: Khi nước sôi, tắt bếp và để nước nguội đến khoảng 80°C trong 10 phút.
Bước 3: Đặt lá trà khô vào ấm. Rửa lá bằng ít nước để tráng trà, sau đó đổ nước tráng ra.
Bước 4: Đổ nước nóng vào và ngâm trà khoảng 2-3 phút trước khi thưởng thức.
Một vài lưu ý khi pha trà
- Thời gian tráng trà không được quá lâu. Bạn chỉ nên tráng trong vòng 5 - 10 giây để tránh mất chất và hương vị của trà.
- Nhiệt độ nước tráng trà không nên quá cao, bạn có thể sử dụng nước nóng 80 - 90 độ C, tùy theo từng loại trà.
- Lượng nước dùng để tráng trà cũng chỉ nên vừa phải, tốt nhất là vừa đủ để làm ngập lá trà và nước xâm nhập được vào trong lá trà.