Cập nhật xuất khẩu thép: Cơ hội trong bối cảnh đại dịch

Theo VDSC, năm 2020 là một năm thành công đối với hoạt động xuất khẩu thép của Việt Nam khi dù chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh, và các cuộc điều tra chống bán phá giá tại một số thị trường, sản lượng xuất khẩu vẫn tăng trưởng tích cực.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, sản lượng xuất khẩu thép xây dựng và tôn mạ đã tăng lần lượt 7% và 14% trong năm 2020.

Trong năm 2021, VDSC kỳ vọng xuất khẩu thép phẳng sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực khi các tác động xấu từ đại dịch lên hoạt động xuất khẩu sẽ giảm dần và nhu cầu từ thị trường châu Âu vẫn tiếp tục ở mức cao. Các khó khăn tạm thời ở một số thị trường quan trọng như Indonesia sẽ giảm do dịch đang dần được kiểm soát tốt hơn. Trong khi đó, nhiều nhà sản xuất tôn mạ trong nước đã nhận được lượng đơn hàng lớn từ thị trường châu Âu đủ để duy trì sản lượng sản xuất ở mức cao đến đầu quý 2.

Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) mới đây đã có báo cáo cập nhật đối với xuất khẩu thép.

Nhìn chung, đại dịch đã có nhiều tác động tích cực lên hoạt động xuất khẩu thép của Việt Nam hơn các tác động tiêu cực.

Do sản lượng thép Việt Nam hầu như không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, trong khi nhiều quốc gia ghi nhận mức sụt giảm mạnh về sản lượng, các nhà sản xuất thép Việt Nam đã tận dụng được cơ hội để giành thêm thị phần tại nhiều thị trường, như Trung Quốc, Thái Lan và EU.

Để thúc đẩy nên kinh tế sau khi dịch bùng phát, nhu cầu đối với thép xây dựng từ các dự án cơ sở hạ tầng đã mạnh hơn tại một số quốc gia. Xuất khẩu thép từ Việt Nam sang Trung Quốc và Thái Lan đã tăng mạnh lần lượt 718% và 82% trong năm 2020, với các sản phẩm chủ yếu là thép xây dựng và phôi thép.

Ngược lại, thương mại thép với một số quốc gia gặp khó khăn trong nửa đầu năm 2020. Nhiều nhà sản xuất tôn mạ đã không thể hoàn thành các thủ tục xuất khẩu sang Indonesia trong giai đoạn nước này ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 tăng nhanh. Điều này khiến sản lượng xuất khẩu sang Indonesia giảm 37% YoY khi các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có thể xuất khẩu vào thị trường này từ tháng 7 2020.

Nguồn: Báo cáo VDSC
Nguồn: Báo cáo VDSC
Nguồn: Báo cáo VDSC
Nguồn: Báo cáo VDSC

VDSC kỳ vọng sản lượng xuất khẩu tôn mạ sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan trong 2021 do nhu cầu cao từ thị trường châu Âu (EU) và các khó khăn ngắn hạn trong xuất khẩu tại một số thị trường được tháo gỡ.

Một số nhà xuất khẩu thép phẳng lớn như HSG và NKG dự kiến sẽ duy trì sản lượng xuất khẩu tốt sang châu Âu đến hết quý 1 năm 2021 dựa trên lượng đơn đặt hàng hiện tại. Các nước xuất khẩu thép phẳng lớn tại thị trường này đã ghi nhận mức giảm mạnh về sản lượng xuất khẩu do bị áp hạn ngạch. Cụ thể, dù sản lượng nhập khẩu của EU chỉ giảm 20% YoY trong 9T2020, sản lượng nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ, nhà cung cấp thép lớn nhất của EU, đã giảm 30% YoY từ 3,4 triệu tần còn 2,4 triệu tấn. Điều này đã mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tỷ trọng của thị trường EU trong sản lượng xuất khẩu thép phẳng của Việt Nam đã tăng mạnh từ mức 2-3% trong năm 2019 lên 9% trong quý 4 năm 2020. Bên cạnh đó, những khó khăn trong xuất khẩu tại một số thị trường chính như Indonesia đã giảm khi dịch được kiếm soát tốt hơn.

Cập nhật các loại thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp lên hàng hóa Việt Nam

Vừa qua, Malaysia đã thông báo sẽ áp thuế chống bán phá giá chính thức lên các sản phẩm thép phẳng không hợp kim mạ nhôm và kẽm với mức thuế giao động từ 3,1%-37,1% từ cuối năm 2020.

Theo đó, HSG sẽ bị áp mức thuế tương đối cao, 16,55%. Tuy nhiên, mức thuế trên sẽ không ảnh hưởng quá lớn lên sản lượng xuất khẩu của công ty này trong năm 2021 do tỷ trọng của thị trường này trong cơ cấu xuất khẩu của HSG tương đối nhỏ, chỉ 4%-5% trong năm 2020.

Trong khi đó, các công ty niêm yết khác như NKG và HPG bị áp mức thuế lần lượt là 5% và 3%, thấp hơn so với nhiều công ty Trung Quốc và Hàn Quốc. Điều này sẽ giúp các công ty này duy trì được khả năng cạnh tranh tại Malaysia, vốn nhập khẩu tôn chủ yếu từ Việt Nam, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Trong năm 2020, các sản phẩm thép phẳng của Việt Nam cũng bị đưa vào các cuộc điều tra chống bán phá mới tại các thị trường Úc, Philippines, Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, Canada đã gỡ bỏ mức thuế chống trợ cấp lên thép chống ăn mòn từ Việt Nam. Do các thị trường trên chiếm tỷ trọng khoảng 3,5% trong cơ cấu xuất khẩu thép phẳng của Việt Nam, VDSC cho rằng tác động của các vụ kiện trên lên các nhà sản xuất Việt Nam là không quá lớn.

Nguồn: Báo cáo VDSC
Nguồn: Báo cáo VDSC

Tạ Thành