Bên cạnh đó, phân tích cũng nêu rõ nhu cầu tích hợp nghiên cứu với nỗ lực giảm phát thải, là kết quả của sự hợp tác giữa Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), NASA, Đại học New York và các chuyên gia tại Đại học Columbia đồng phát triển.
Tác giả chính của phân tích, Francesco Tubiello, người đứng đầu bộ phận thống kê môi trường của FAO cho biết, nghiên cứu cho thấy sản xuất lương thực mang lại "cơ hội giảm thiểu khí nhà kính lớn hơn so với ước tính trước đây và là cơ hội không thể bỏ qua trong nỗ lực đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris." Ông cho biết kiểm kê lượng khí thải mà các nước hiện đang báo cáo cho Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đều đánh giá thấp sự đóng góp của chúng đối với biến đổi khí hậu.
Nghiên cứu cung cấp bộ dữ liệu cấp quốc gia đang được hoàn thiện trước Hội nghị thượng đỉnh về hệ thống lương thực của UN sẽ diễn vào tháng 7. Hội nghị xem xét phát thải không chỉ liên quan đến chăn nuôi và trồng trọt, mà còn từ những thay đổi sử dụng đất ở ranh giới giữa các trang trại và hệ sinh thái tự nhiên, và từ sản xuất, chế biến, lưu trữ, vận chuyển và xử lý chất thải có liên quan.
Phần chính sách đồng hành kêu gọi cách tiếp cận khoa học hơn về các quá trình phát thải khí nhà kính từ tất cả các giai đoạn sản xuất và tiêu thụ thực phẩm, đặc biệt là hệ thống lương thực đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu. Các nhà nghiên cứu đề xuất 'chuỗi kép' nghiên cứu tương tác của các nhà khoa học và các chuyên gia chính sách có thể mang lại lợi ích đáng kể cho cả biến đổi khí hậu và hệ thống lương thực. Các chương trình và chính sách nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu phải xem xét tác động đối với hơn 500 triệu hộ gia đình quy mô nhỏ trên khắp thế giới. Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng ở các nước kém phát triển nhất, nơi có tỷ lệ dân số tương đối lớn dựa vào nông nghiệp để kiếm sống.
Các chiến lược giảm thiểu phát thải tối ưu sẽ yêu cầu tập trung vào các hoạt động trước và sau sản xuất, từ sản xuất công nghiệp phân bón đến làm lạnh ở cấp độ bán lẻ. Phát thải từ các hoạt động này đang tăng nhanh.
Nghiên cứu cho thấy, trong khi tổng lượng phát thải của hệ thống thực phẩm tăng từ năm 1990 đến năm 2018, dân số ngày càng tăng và công nghệ thay đổi có nghĩa là lượng phát thải bình quân đầu người đã giảm, từ tương đương 2,9 tấn xuống 2,2 tấn/người. Nhưng lượng phát thải bình quân đầu người ở các nước phát triển, ở mức 3,6 tấn/người vào năm 2018, gần gấp đôi so với các nước đang phát triển.
Việc chuyển đổi các hệ sinh thái tự nhiên sang đất canh tác nông nghiệp hoặc đồng cỏ vẫn là nguồn phát thải đơn lẻ lớn nhất trong giai đoạn nghiên cứu, ở mức gần 3 tỷ tấn mỗi năm. Tuy nhiên, con số này đã giảm đáng kể theo thời gian, hơn 30%, có thể một phần là do hết đất để chuyển đổi.
Mặt khác, lượng khí thải toàn cầu từ việc vận chuyển thực phẩm trong nước đã tăng gần 80% kể từ năm 1990, lên 500 triệu tấn vào năm 2018. Lượng khí thải đã tăng gần gấp ba lần ở các nước đang phát triển. Và lượng khí thải tạo ra từ việc sử dụng năng lượng của hệ thống thực phẩm, phần lớn là carbon dioxide từ nhiên liệu hóa thạch dọc theo chuỗi cung ứng, lên tới hơn 4 tỷ tấn vào năm 2018, tăng 50% kể từ năm 1990./.
Di Linh (Theo FAO)