Cơ hội, thách thức của DN Việt Nam trong quá trình tiếp cận chuỗi cung ứng và mở rộng thị trường quốc tế

Tái định vị doanh nghiệp gắn liền với tư duy mới: phát triển bền vững, thúc đẩy tính đa dạng hòa nhập, bao trùm trong kinh doanh, theo đuổi mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình xây dựng các trụ cột bền vững.

Cơ hội, thách thức của DN Việt Nam trong quá trình tiếp cận chuỗi cung ứng và mở rộng thị trường quốc tế - Ảnh 1

Tại Diễn đàn “Tái định vị doanh nghiệp để phát triển bền vững” ngày 23/3, TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhận định, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến rất phức tạp, khó đoán định. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn gay gắt hơn cả ở bình diện kinh tế, thương mại và chính trị.

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, độingũ doanh nhân đã và đang đóng vai trò rất quan trọng, không chỉ góp phần vàoviệc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Đảng và Nhà nước, màcòn đóng góp vào việc tạo ra công ăn việc làm, cũng như an sinh xã hội, phụcvụ cho xoá đói, giảm nghèo và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

TS. Trần Thị Hồng Minh cho biết, trong Báo cáo cập nhật tháng 3/2023 của World Bank đã dự báo kinh tế Việt Nam năm 2023 có thể tăng trưởng ở mức 6,3%. Vậy nên, nhu cầu trong nước cũng sẽ bị ảnh hưởng do lạm phát có thể gia tăng và thị trường tài chính thế giới có nhiều biến động lớn trong năm 2023. Điều này sẽ đặt ra khó khăn không nhỏ đối với nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng.

Từ đó, bà Minh chỉ ra những khó khăn, thách thức chính mà doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt trong năm 2023 và những năm tiếp theo.

Năm 2018, Việt Nam chỉ tạo ra được 20,4 tỷ USD thông qua việctham gia vào các chuỗi giá trị, xếp thứ 53 trên tổng số 174 quốc gia. Con số nàychưa bằng 1/4 của quốc gia tiếp theo trong khối ASEAN là Philippines với 84,8tỷ USD (xếp thứ 34). Đồng thời, mức độ tham gia vào các công đoạn tinh viphức tạp của Việt Nam vẫn còn thấp.

Không những vậy, Việt Nam hiện tập trung quá mức vào một số thị trường,sản phẩm, doanh nghiệp; trong đó, nhóm dệt may, điện tử, hóa chất và kim loạichiếm 2/3 kim ngạch thương mại; 4 thị trường lớn nhất là Trung Quốc, NhậtBản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ chiếm tới 60%; 4 tập đoàn hàng đầu Samsung,Foxconn, Intel, Panasonic chiếm 70% kim ngạch thương mại của Viêt Nam khitham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Trước những khó khăn, thách thức đó, TS. Trần Thị Hồng Minh cho rằng cần duy trì, củng cố ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỉ giá tiếp tục là những ưu tiên quan trọng để hỗ trợ và tạo sự yên tâm cho doanh nghiệp.

Thứ nhất, để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, doanh nghiệp cầnnâng cao nhận thức, chủ động trang bị kiến thức, tìm hiểu sâu các cam kếtHNKTQT nói chung và cam kết trong các FTA nói riêng, đặc biệt là các FTAthế hệ mới như CPTPP, EVFTA, từ đó tận dụng tốt ưu đãi trong các FTA.

Thứ hai, nắm rõ đặc điểm thị trường quốc tế; Để thâm nhập và mở rộngthị trường quốc tế, các doanh nghiệp cần nắm rõ đặc điểm của từng thị trường(chính sách xuất nhập khẩu của từng nước, các quy định bắt buộc (hoặc đượckhuyến khích) đối với hàng nhập khẩu như quy định về kiểm dịch động thực vật,các tiêu chuẩn kỹ thuật và xu hướng tiêu dùng của thị trường…

Thứ ba, nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu; Từ việc nắm rõ các quyđịnh, tiêu chuẩn và thị hiếu tiêu dùng của thị trường FTA, doanh nghiệp cầnnâng cao chất lượng hàng xuất khẩu để đáp ứng các yêu cầu của thị trường.

Nhìn chung, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang mở ra những cơ hội và cả thách thức cho doanh nghiệp trong quá trình tiếp cận chuỗi cung ứng và mở rộngthị trường quốc tế. Để đạt được thành công, cần sự nỗ lự của bản thân mỗi doanhnghiệp trên cơ sở chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước để tạo môi trường kinhdoanh thông thoáng và thuận lợi cho doanh nghiệp.