Đến miền Tây khám phá ngôi nhà gốm đỏ độc nhất Vĩnh Long

Mảnh đất Vĩnh Long được mệnh danh là “vương quốc đỏ” khi có rất nhiều làng nghề gốm thủ công truyền thống lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ông Nguyễn Văn Buôi - một nghệ nhân có tình yêu to lớn với nghề gốm đỏ đã xây dựng ngôi nhà gốm đỏ với tất cả tâm huyết mong muốn gìn giữ và phát triển nghề.

Cổng vào ngôi nhà gốm đỏ độc nhất vô nhị. Ảnh: Hương Quỳnh
Cổng vào ngôi nhà gốm đỏ độc nhất vô nhị. Ảnh: Hương Quỳnh

Ông Nguyễn Văn Buôi (60 tuổi) với hơn 30 năm gắn bó với nghề gốm đỏ nên rất “nặng nợ” với nơi đây. Trong bối cảnh làng nghề gốm đang dần bị mai một và bị thay thế ông muốn làm gì đó để lưu giữ lại kỉ niệm cho mình và cho thế hệ sau biết được có một chất liệu gốm đã làm rạng rỡ những làng nghề gốm trên mảnh đất Vĩnh Long. Căn nhà gốm đỏ nằm tại phường 5, thành phố Vĩnh Long do chính ông Nguyễn Văn Buôi tự lên ý tưởng thiết kế vào năm 2009 và xây dựng xong vào năm 2018. Ngôi nhà với tổng diện tích 300 mét vuông được xây dựng từ 90% nguyên liệu đất sét chính vì thế mà nó có sắc đỏ vô cùng bắt mắt nhưng không kém phần kiên cố, vững chãi vì bên trong vẫn kết hợp bê tông, cốt thép và những vật liệu hiện đại khác.

Toàn cảnh ngôi nhà gốm đỏ. Ảnh: Hương Quỳnh
Toàn cảnh ngôi nhà gốm đỏ. Ảnh: Hương Quỳnh

Căn nhà chính được xây dựng theo kiến trúc nhà Nam Bộ xưa cũ với cấu trúc 3 gian, 2 chái, các cột kèo trong nhà được thiết kế theo cảm hứng từ những hoa văn đường nét tên trống đồng Đông Sơn, còn các cột trụ lớn được tạc khắc những hình ảnh làng quê Nam Bộ như: Cảnh cầu tre, cánh đồng lúa hay cảnh gói bánh tét… Bên trong nhà trưng bày nhiều cổ vật quý hiếm như cân đòn, bàn là, máy khâu, ấm chén, bàn ghế, giường tủ, đèn điện, đồng thau, máy hát đĩa than, kèn tây… Bước vào bên trong ngôi nhà cảm giác như đang được quay về với thời xa xưa sống trong ngôi nhà của những gia đình “trâm anh phế phiệt”. Tổng chi phí xây dựng căn nhà và nội thất ước tính trên 5 tỷ đồng.

Bàn ghế và đồ vật ở gian giữa. Ảnh: Hương Quỳnh
Bàn ghế và đồ vật ở gian giữa. Ảnh: Hương Quỳnh
Các loại đàn cổ đậm chất Nam Bộ được trưng bày ở gian trái của ngôi nhà. Ảnh: Hương Quỳnh
Các loại đàn cổ đậm chất Nam Bộ được trưng bày ở gian trái của ngôi nhà. Ảnh: Hương Quỳnh
Gian phải trưng bày nhiều vật dụng sinh hoạt cổ. Ảnh: Hương Quỳnh
Gian phải trưng bày nhiều vật dụng sinh hoạt cổ. Ảnh: Hương Quỳnh
Phòng ngủ với giường và bàn ghế trang điểm, ghế ngả lưng của những gia đình Nam Bộ giàu có. Ảnh: Hương Quỳnh
Phòng ngủ với giường và bàn ghế trang điểm, ghế ngả lưng của những gia đình Nam Bộ giàu có. Ảnh: Hương Quỳnh
Tủ rượu tây ở gian trong phía sau nhà khách. Ảnh: Hương Quỳnh
Tủ rượu tây ở gian trong phía sau nhà khách. Ảnh: Hương Quỳnh

Bên trái nhà chính còn có nhà trưng bày đồ gốm, ở đây có những bình, cốc chén, đĩa gốm quý mà ông Nguyễn Văn Buôi đã sưu tầm từ rất lâu, có giá trị thẩm mỹ và kinh tế cao.

Nhà trưng bày gốm. Ảnh: Hương Quỳnh
Nhà trưng bày gốm. Ảnh: Hương Quỳnh

Xung quanh ngôi nhà cũng được bố trí rất nhiều những khu khác phục vụ khách tham quan như: Gian hàng bày bán các loại bánh, khu ăn uống, bến đò phà, và các sản phẩm gốm đỏ trưng bày dọc xung quanh…

Gian hàng bán các loại bánh đậm chất Nam Bộ. Ảnh: Hương Quỳnh
Gian hàng bán các loại bánh đậm chất Nam Bộ. Ảnh: Hương Quỳnh
Khu ăn uống phục vụ khách tham quan có nhu cầu đặt trước. Ảnh: Hương Quỳnh
Khu ăn uống phục vụ khách tham quan có nhu cầu đặt trước. Ảnh: Hương Quỳnh
Du khách có thể tự chèo thuyền tại bến đò phà. Ảnh: Hương Quỳnh
Du khách có thể tự chèo thuyền tại bến đò phà. Ảnh: Hương Quỳnh
Các sản phẩm gốm trưng bày xung quanh khu thăm quan. Ảnh: Hương Quỳnh
Các sản phẩm gốm trưng bày xung quanh khu thăm quan. Ảnh: Hương Quỳnh

Nếu có dịp đến với miền Tây sông nước nói chung và về tới thành phố Vĩnh Long nói riêng thì hãy một lần đến thăm ngôi nhà độc đáo này để cảm nhận được những giá trị tốt đẹp của làng nghề gốm đỏ rạng danh đất Vĩnh Long và hòa mình vào cảm nhận những nét văn hóa độc đáo của người Nam Bộ xưa được tái hiện qua những vật dụng trong căn nhà.

Hương Quỳnh