Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.
* MBS khuyến nghị mua đối với cổ phiếu DHC với giá mục tiêu 62.200 đồng/CP
Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu DHC của CTCP Đông Hải Bến Tre với giá mục tiêu 62.200 đồng trên cơ sở: (i) nhu cầu đối với các sản phẩm giấy/bao bì tăng mạnh khi hoạt động xuất khẩu cải thiện nhờ hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại tự do, (ii) việc Trung Quốc ngừng nhập RCP từ năm 2021 khiến nhu cầu nhập khẩu giấy/bao bì thành phẩm tăng, tác động tích cực tới giá bán giấy/bao bì và giảm giá đối với OCC, và (iii) gia tăng sản lượng tiêu thụ nhờ Nhà máy Gia Long giai đoạn 2 đưa vào hoạt động.
Không nằm ngoài dự đoán trên, cổ phiếu DHC đã duy trì đà tăng khá tốt trong tuần thứ 2 của tháng 11. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên đứng giá tham chiếu ngày 10/11, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DHC tăng 3.900 đồng (+8,13%) từ mức giá 48.000 đồng/CP lên 51.900 đồng/CP. Tuy nhiên, so với mức giá mục tiêu mà MBS đưa ra là 62.200 đồng/CP, thị giá hiện tại của DHC còn thấp hơn 16,56%.
* BSC khuyến nghị mua cổ phiếu DXG với giá mục tiêu 17.300 đồng/CP
BSC tiếp tục duy trì khuyến nghị mua cổ phiếu DXG và tăng giá mục tiêu lên 17.300 đồng/CP (tăng 36,2% so với mức giá đóng cửa ngày 11/11/2020) dựa trên phương pháp RNAV (tăng 12,4% so với giá mục tiêu cũ, do điều chỉnh cập nhật bổ sung thêm thông tin một số dự án) dựa trên phương pháp RNAV với mức chiết khấu WACC = 15% cho các dự án và mức 20% cho rủi ro ảnh hưởng từ pháp lý dự án hoặc nhu cầu thị trường bất động sản ở khu vực tỉnh suy yếu.
Báo cáo tài chính quý III/2020 không mấy khả quan nhưng kết quả này không nằm ngoài quy luật chung của các doanh nghiệp bất động sản khi trong kỳ DXG chưa ghi nhận doanh thu bán dự án. Diễn biến cổ phiếu DXG vẫn duy trì đà tăng khá tốt sau khi rơi xuống dưới vùng giá 9.000 đồng/CP trong cuối tháng 7 – đầu tháng 8, và trong tuần qua cũng không ngoại trừ.
Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng, 1 phiên đứng giá ngày 11/11 và 1 phiên giảm ngày 10/11, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DXG tăng 1.100 đồng (+8,73%) từ mức giá 12.600 đồng/CP lên 13.700 đồng/CP.
* Theo BSC, cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu HBC tiệm cận vùng 14-15
Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều đang ủng hộ nhịp hồi phục. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku trong phiên hôm nay 12/11, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đã hình thành.
Như vậy, nhà đầu có thể mở vị thế cổ phiếu quanh ngưỡng giá 11.0 và cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu tiệm cận vùng 14-15, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ 10.0.
Thông tin chia cổ tức 3% bằng tiền mặt, tương ứng tổng số tiền chi trả hơn 69 tỷ đồng sẽ được thực hiện trong quý IV/2020 vẫn là động lực tăng của cổ phiếu HBC. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu HBC tăng 650 đồng (+6,19%) từ mức giá 10.500 đồng/CP lên 11.150 đồng/CP.
* Theo BSC, cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu PTB tiệm cận vùng 69-70
Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều đang ủng hộ nhịp hồi phục. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đã hình thành.
Như vậy, nhà đầu có thể mở vị thế cổ phiếu quanh ngưỡng giá 54.0 và cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu tiệm cận vùng 69-70, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ 50.0.
Sau nhịp điều chỉnh nhẹ vào cuối tuần trước, cổ phiếu PTB đã nhanh chóng trở lại trạng thái xanh nhẹ trong suốt cả tuần qua. Cụ thể, với việc đón nhận 5 phiên tăng liên tiếp, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PTB tăng 2.000 đồng (+3,81%) từ mức giá 52.500 đồng/CP lên 54.500 đồng/CP.
* VCSC khuyến nghị mua IMP với giá mục tiêu 70.000 đồng/CP
Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua dành cho IMP với giá mục tiêu 70.000 đồng/CP, tương ứng với tổng mức sinh lời dự phòng 36,2%, bao gồm lợi suất cổ tức 2,9%.
Mặc dù không có sự bứt phá nhưng thông tin tích cực từ kết quả kinh doanh tháng 10/2020 với doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 119 tỷ đồng và 21 tỷ đồng, tương ứng tăng 4% và 15% so với cùng kỳ năm ngoái, đã giúp cổ phiếu IMP có tuần giao dịch khởi sắc. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm duy nhất ngày 12/11, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu IMP tăng 2.000 đồng (+3,96%) từ mức giá 50.500 đồng/CP lên 52.500 đồng/CP.
* VCSC khuyến nghị mua BMP với giá mục tiêu 64.600 đồng/CP
Chúng tôi giữ khuyến nghị mua dành cho CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) trong khi nâng giá mục tiêu thêm 5% đạt 64.600 đồng/CP, do 1) mức điều chỉnh tăng 7% trong lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số trung bình giai đoạn 2020-2024, 2) cập nhật mô hình định giá mục tiêu theo chiết khấu dòng tiền và 3) WACC thấp hơn do giả định chi phí vốn thấp hơn.
Mặc dù giao dịch khá khởi sắc trong nhưng phiên đầu tuần nhưng áp lực bán gia tăng khiến cổ phiếu BMP không thể tiến xa. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá ngày cuối tuần 13/11, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu BMP tăng 1.200 đồng (+2,24%) từ mức giá 53.500 đồng/CP lên 54.700 đồng/CP. So với mức giá mục tiêu mà VCSC đưa ra là 64.600 đồng/Cp, thị giá hiện tại của BMP còn thấp hơn 15,33%.
* VCSC khuyến nghị mua TDM với giá mục tiêu 31.500 đồng/CP
Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua cho CTCP Nước Thủ Dầu Một (TDM) và tăng giá mục tiêu thêm 2% lên 31.500 đồng/CP. Giá mục tiêu cao hơn của chúng tôi chủ yếu đến từ mức cơ sở EPS cao hơn khi chúng tôi cập nhật mô hình giá mục tiêu đến cuối năm 2021.
Không nằm ngoài dự đoán của VCSC, với nhận định tương lai khá sáng sủa, diễn biến cổ phiếu TDM tiếp tục duy trì đà tăng điểm trong tuần qua. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng, 1 phiên giảm nhẹ ngày 10/11 và 1 phiên đứng giá ngày đầu tuần 9/11, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu TDM tăng 1.500 đồng (+6,4%) từ mức giá 23.450 đồng/CP lên 24.950 đồng/CP.
* Theo BSC, mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu PVS nằm tại mức 16
Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái tích cực. Hôm nay 10/11, đường MACD vừa cắt lên trên đường tín hiệu đồng thời chỉ báo RSI chưa đi vào vùng quá mua nên cổ phiếu có thể duy trì đà tăng trong ngắn hạn.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của PVS nằm tại xung quanh giá 14. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 16, cắt lỗ nếu ngưỡng 13.5 bị xuyên thủng.
Quyết định phê duyệt chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền cho cổ đông với tỷ lệ 10%, tương ứng tổng số tiền chi trả khoảng 478 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận sau thuế năm 2019 được phân phối, diễn biến cổ phiếu PVS tuần qua khá khởi sắc. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm nhẹ ngày 12/11, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PVS tăng 1.600 đồng (+11,85%) từ mức giá 13.500 đồng/CP lên 15.100 đồng/CP.
* VCSC và MBS cùng khuyến nghị mua cho cổ phiếu GAS
VCSC duy trì khuyến nghị mua dành cho Tổng công ty Khí Việt Nam (GAS) trong khi nâng giá mục tiêu thêm 7% do 1) cập nhật giá mục tiêu của chúng tôi đến cuối 2021 và 2) dự báo lợi nhuận 2020 và 2022-2030 của chúng tôi cao hơn.
Bên cạnh đó, MBS thực hiện điều chỉnh giảm 6% giá mục tiêu xuống mức 81,600 đồng/CP so với báo cáo gần nhất, nhưng tiếp tục duy trì khuyến nghị mua cho 12 tháng tới (+15% upside).
Cũng nằm trong nhóm cổ phiếu dầu khí, dù không có sự bứt phá nhưng cổ phiếu lớn trong ngành là GAS đã có tuần duy trì đà tăng ổn định. Thống kê với việc đón nhận 5 phiên tăng liên tiếp, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu GAS tăng 2.700 đồng (+3,81%) từ mức giá 70.800 đồng/CP lên 73.500 đồng/CP.
* VCSC khuyến nghị mua cho cổ phiếu STB với giá mục tiêu 18.700 đồng/CP
Chúng tôi giữ khuyến nghị mua dành cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB) và nâng giá mục tiêu lên 18.700 đồng/CP. Giá mục tiêu của chúng tôi chủ yếu được dẫn dắt bởi mức tăng trung bình 1,4% trong lợi nhuận sau thuế dự báo 2020-2025, mức giảm trong lãi suất chiết khấu từ 14,2% còn 13,0% và tác động tích cực từ cập nhật mô hình định giá mục tiêu đến cuối 2021.
Dù không có sự tăng vọt nhưng tuần qua, nhóm cổ phiếu ngân hàng phần nào góp công giúp thị trường bảo toàn đà tăng điểm, trong đó cổ phiếu STB cũng không ngoại trừ. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu STB tăng nhẹ 550 đồng (+4,12%) từ mức giá 13.350 đồng/CP lên 13.900 đồng/CP.
* VCSC khuyến nghị mua cho cổ phiếu VHC
Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua cho CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) và tăng giá mục tiêu thêm 27% khi chúng tôi cập nhật mô hình định giá đến cuối năm 2021 đồng thời đưa vào định giá riêng của mảng collagen & gelatin (C&G) có biên lợi nhuận cao và tăng trưởng nhanh chóng của VHC. Theo dự báo của chúng tôi, mảng C&G sẽ đóng góp 36%/37% cho lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2020/2021.
Kết quả kinh doanh quý III/2020 vẫn không mấy khả quan nhưng đây không phải là trường hợp đặc biệt khi hầu hết các doanh nghiệp ngành thủy sản đều khá chật vật đi qua mùa dịch, do đó không ảnh hưởng tới đà tăng của cổ phiếu VHC từ cuối tháng 7 đến nay. Thống kê tuần qua, với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm, tổng cộng, giá cổ phiếu VHC tăng 1.000 đồng (+4,15%) từ mức giá 24.100 đồng/CP lên 25.100 đồng/CP.
* PSI khuyến nghị theo dõi dành cho cổ phiếu DPM
Chúng tôi lấy EPS dự phóng của DPM năm 2020 là 1.918 đồng/cp, BVPS dự phóng là 22.238 đồng/cp. Giá mục tiêu theo phương pháp so sánh P/E, P/B lần lượt là 23.289 đồng/cp và 14.423 đồng/cp. Đồng thời, khuyến nghị theo dõi đối với cổ phiếu DPM.
Bên cạnh kết quả kinh doanh khả quan khi lãi 9 tháng đạt 597 tỷ đồng, gấp 4 lần cùng kỳ, Đạm Phú Mỹ còn đón tin vui từ chính sách thuế GTGT mới, đã giúp cổ phiếu DPM tiếp tục khởi sắc trong tuần qua. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DPM tăng 650 đồng (+3,79%) từ mức giá 17.150 đồng/CP lên 17.800 đồng/CP.
* BSC khuyến nghị mua với HPG với giá mục tiêu 41.000 đồng/CP
BSC duy trì khuyến nghị mua với HPG và nâng giá mục tiêu năm 2021 lên 41.000 đồng/CP (tăng 36,7% so với giá mục tiêu cũ) do đánh giá lại CP và nâng dự báo kết quả kinh doanh của công ty trong năm 2021. Chúng tôi nâng mức định giá P/E mục tiêu đối với HPG từ 8x lên 9x và EV/EBITDA từ 5x lên 6x.
Sau tuần giao dịch không mấy biến động, cổ phiếu HPG đã lấy lại đà tăng điểm, xác lập chuỗi hồi phục tích cực kể từ thời điểm rơi về đáy vào cuối tháng 3/2020 khi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trong nước. Thống kê tuần qua, với việc đón nhận 3 phiên tăng, 1 phiên giảm và 1 phiên đứng giá, tổng cộng, giá cổ phiếu HPG tăng 1.550 đồng (+5,1%) từ mức giá 30.400 đồng/CP lên 31.950 đồng/CP.
* Theo BSC, cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu TNG tiệm cận vùng 17-18
Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều đang ủng hộ nhịp hồi phục ngắn hạn. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đã hình thành.
Như vậy, nhà đầu có thể mở vị thế cổ phiếu quanh ngưỡng giá 13.5 và cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu tiệm cận vùng 17-18, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ 12.0.
Mặc dù có những nhịp rung lắc nhưng nhìn chung cổ phiếu TNG đã có tuần giao tăng vọt cả về giá và thanh khoản. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng, 1 phiên giảm và 1 phiên đứng giá tham chiếu, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu TNG tăng 1.400 đồng (+11,48%) từ mức giá 12.200 đồng/CP lên 13.600 đồng/CP.
* Theo BSC, mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu DXG nằm tại mức 14.75
Hôm nay 6/11, đường MACD vừa cắt lên trên đường tín hiệu đồng thời chỉ báo RSI chưa đi vào vùng quá mua nên cổ phiếu có thể duy trì đà tăng trong ngắn hạn.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của DXG nằm tại xung quanh giá 11.8. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 14.75, cắt lỗ nếu ngưỡng 11 bị xuyên thủng.
Cổ phiếu DXG tiếp tục có tuần giao dịch khởi sắc khi đón nhận 3 phiên tăng, 1 phiên giảm và 1 phiên đứng giá tham chiếu. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DXG tăng 1.100 đồng (+8,73%) từ mức giá 12.600 đồng/CP lên 13.700 đồng/CP. Như vậy, so với mức giá mục tiêu mà BSC đưa ra là 14.750 đồng/CP, thị giá hiện tại của DXG còn thấp hơn 7,12%.
* MBS khuyến nghị mua đối với cổ phiếu NTL với giá mục tiêu 24.400 đồng/CP
Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu NTL của CTCP Phát triển đô thị Từ Liêm với giá mục tiêu 24.400 đồng/CP trên cơ sở: (i) việc đẩy mạnh bán sản phẩm tại dự án Bắc Quốc Lộ 32 sẽ tạo ra lợi nhuận sau thuế khoảng 600 tỷ đồng trong hai năm 2020-2021, (ii) dự án Bãi Muối, Hạ Long sẽ tạo ra lợi nhuận thuần khoảng 700 tỷ đồng trong giai đoạn 2021-2023, (iii) dự án Khu đô thị mới Dịch Vọng dự kiến sẽ triển khai xây dựng vào cuối năm 2021 nếu điều kiện giải phóng mặt bằng thuận lợi, và (iv) cơ cấu tài chính lành mạnh với cổ tức tiền mặt đều đặn.
Cổ phiếu bất động sản NTL đã có tuần giao dịch khá ấn tượng khi tăng mạnh về giá cùng thanh khoản sôi động. Thống kê với việc đón nhận 5 phiên tăng liên tiếp, trong đó phiên đầu tuần ngày 9/11 tăng trần, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu NTL tăng 3.200 đồng (+18,08%) từ mức giá 17.700 đồng/CP lên 20.900 đồng/CP. Tuy nhiên, so với mức giá mục tiêu mà MBS đưa ra là 24.400 đồng/CP, thị giá hiện tại của NTL còn thấp hơn 14,34%.
N.T
Theo Đầu tư Chứng khoán