Điều gì tạo nên thương hiệu trà Phổ Nhĩ sống lá rời?

Với hương vị ngọt dịu, trà phổ nhĩ là một trong những loại trà yêu thích của rất nhiều người bởi không chỉ được sử dụng như một loại thức uống hằng ngày mà còn hỗ trợ các vấn đề về sức khỏe. Đặc biệt, trà Phổ Nhĩ sống lá rời với sắc màu màu vàng cam óng ánh đậm đà, hương thơm thiên nhiên của núi rừng hoang dã được người yêu trà ví như bức tường thành cuối cùng muốn chinh phục trong “vũ trụ trà đạo”, thức trà thỏa lòng đam mê của kẻ yêu trà chỉ qua một lần thưởng thức.

Cách thức sản xuất

Áp dụng phương thức làm trà Phổ Nhĩ sống, nghệ nhân làm trà vùng Tả Củ Tỷ thu hái những cây chè shan tuyết trăm năm tuổi tạo ra thức trà Phổ Nhĩ sống nồng nàn một cách tinh tế vô cùng, chứa đựng tinh hoa đất trời, đọng lại dư vị đặc biệt trong tâm trí những người đã nếm thử.

Áp dụng phương thức làm trà phổ nhĩ sống, nghệ nhân làm trà vùng Tả Củ Tỷ thu hái những cây chè shan tuyết trăm năm tuổi tạo ra thức trà phổ nhĩ sống nồng nàn một cách tinh tế vô cùng, chứa đựng tinh hoa đất trời, đọng lại dư vị đặc biệt trong tâm trí những người đã nếm thử.
Áp dụng phương thức làm trà phổ nhĩ sống, nghệ nhân làm trà vùng Tả Củ Tỷ thu hái những cây chè shan tuyết trăm năm tuổi tạo ra thức trà phổ nhĩ sống nồng nàn một cách tinh tế vô cùng, chứa đựng tinh hoa đất trời, đọng lại dư vị đặc biệt trong tâm trí những người đã nếm thử.

Trải qua quá trình lên men và oxy hóa, trà Phổ Nhĩ sống lá rời có hương vị thu hút, lôi cuốn lạ kỳ. Không giống như trà Phổ Nhĩ chín - loại trà sở hữu hương vị xuất sắc từ lúc được làm ra và duy trì mãi về sau, trà Phổ Nhĩ sống lá rời có hương vị được biến đổi theo thời gian. Trà sẽ được lên men dần theo thời gian và sở hữu hương vị thơm ngon đặc sắc.

Vị trà Phổ Nhĩ sống lá rời có mùi nắng, đượm hương, mỗi ngụm trà như có một bầu trời, trong lành của núi non hùng vĩ. Vị trà thanh tao, hậu ngọt kéo dài ở cổ họng và mang đến dư vị dễ chịu cùng hương thơm lưu giữ dài lâu. Nhấp một ngụm trà phổ nhĩ cao cấp, bạn sẽ có những cảm nhận thực sự mới lạ với hương vị đặc biệt, thu hút.

Trà phổ nhĩ sống lá rời có hương vị thu hút, đặc biệt khó quên
Trà phổ nhĩ sống lá rời có hương vị thu hút, đặc biệt khó quên

Nghệ nhân cần thu hái lá chè shan tuyết thủ công bằng tay, chọn lọc 1 tôm 2 lá mơn mởn, mềm mại. Những thân chè mấy trăm năm tuổi Tả Củ Tỷ khắc đượm màu thời gian lên từng thân cây, thớ gỗ. Trà được thu hoạch giới hạn, theo vụ mùa để tạo ra loại trà ngon nhất. Toàn bộ quy trình sản xuất trà Phổ Nhĩ sống lá rời được thực hiện thủ công hoàn toàn 100%, từ khâu thu hái, hong héo đến bước đảo trà trên chảo, tiếp đến người nghệ nhân phải vò trà liên tục bằng tay và phơi khô bằng ánh mặt trời. Tỉ mỉ từng công đoạn, tạo ra vị trà Phổ Nhĩ sống lá rời đặc biệt sánh ngang với danh trà Phổ Nhĩ Trung Hoa. Thật sự đáng tiếc nếu bạn bỏ lỡ loại trà này.

Phân biệt phổ nhĩ sống lá rời và phổ nhĩ chín

Trà Phổ Nhĩ sống: Nhiều người dựa vào các yếu tố bên ngoài để phân biệt nhưng thực tế lại không hiểu nguyên nhân chính. Yếu tố quyết định sự khác biệt của hai loại này là quá trình lên men. 

Với Phổ Nhĩ sống, quá trình lên men được diễn ra từ từ theo năm tháng. 
Với Phổ Nhĩ sống, quá trình lên men được diễn ra từ từ theo năm tháng. 

Nên với các bánh Phổ Nhĩ sống, chúng ta thường nghe những cụm từ như: bánh Phổ Nhĩ 10 năm, 20 năm, 30 năm. Phổ Nhĩ sống để càng lâu, vị càng ngon, hương càng thơm, màu càng đẹp. Vì men Trà sẽ trở nên mặn mà hơn theo thời gian. Điều này cũng giống như rượu vang, nho được ủ càng lâu thì sẽ càng ngon. Còn với trà Phổ Nhĩ sống, bánh trà được ủ càng lâu thì độ ngon cũng sẽ tăng dần đều theo thời gian. Quá trình này diễn ra một cách tự nhiên. 

Cách đóng bánh: Lá được hấp và nén thành bánh bằng máy ép đá truyền thống hoặc máy ép cơ giới. Sau đó được gói lại và bảo quản nơi có độ ẩm cao (20-30°C) để lên men từ từ.

Trà Phổ Nhĩ chín: Còn với Phổ Nhĩ chín, quá trình lên men được thúc đẩy nhanh để ra thành phẩm. Nếu như Phổ Nhĩ sống tính bằng đơn vị vài chục năm thì Phổ Nhĩ chín được tính bằng đơn vị ngày. Quá trình thúc đẩy lên men này chỉ diễn ra trong 45-65 ngày.  

Cách đóng bánh: Lá trà (hoặc bánh Trà) được đặt thành đống hoặc trải trên sàn nhà máy trong môi trường ẩm và nóng, sau đó dựng cọc và phủ khăn ẩm lên trên để thúc đẩy các khuẩn và nấm men phát triển. Thời gian thực tế phụ thuộc hoàn toàn vào sự tùy ý của chủ lên men, thường diễn ra trong 45-65 ngày.

Nhiều người nhầm lẫn rằng Phổ Nhĩ là loại trà bánh, tuy nhiên không phải vậy, Phổ Nhĩ có bản chất là Trà lá rời, sau đó vì để di chuyển thuận tiện (thời xa xưa ở Trung Quốc và Mông Cổ) nên được đóng thành các khối khác nhau: ví dụ hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật hoặc cho vào vỏ quả quýt...với những trọng lượng khác nhau tuỳ theo nhu cầu.

Tiêu chí đánh giá trà Phổ Nhĩ ngon, chuẩn vị

Dựa vào mùi hương: Mùi hương thường là cách chính để đánh giá trà nhưng đối với Phổ Nhĩ thì không hẳn là quan trọng nhất. Trong một số ít vùng trà đến từ núi Nan Nựu, Mãnh Khố, Mãnh Tống và Cảnh Mại thường có mùi rất thơm, uống vào rồi thở ra vẫn thấy miệng thơm mùi trà. Trong khi đó vùng “đệ nhất Phổ Nhĩ sống” là núi Dị Võ lại có mùi hương rất nhẹ, nhẹ đến nỗi là lượt nước đầu tiên gần như không có mùi gì, cứ ngỡ là ngâm chưa đủ lâu. Nhưng sự thật là trà đến từ Dị Võ luôn có mùi hương nhẹ nhàng như vậy, nên dễ khiến nhiều người chê là đắt nhưng không thơm.

Dựa vào vị đắng: Nếu trà uống vào có vị đắng, nhưng chuyển dần sang chát thì bánh Phổ Nhĩ đó được làm từ cây trà còn non, hay tiểu thụ. Nếu trà uống vào có vị đắng nhẹ, nhưng chuyển dần sang ngọt và có thể kèm theo chát nhẹ thì bánh Phổ Nhĩ đó được làm từ cây trà đại thụ hay cổ thụ.

Ngoài ra thì thời gian chuyển hoá từ đắng sang ngọt chát ở cây trà cổ thụ cũng kéo dài lâu hơn so với cây trà non. Thông thường thì người uống dễ ghét vị đắng, nên khi uống trà Phổ Nhĩ làm từ cây trà non lại thích vì vị đắng mất đi nhanh. Trong khi đó vị đắng ở cây trà cổ thụ lại kéo dài nên lại rất khó chịu.

Tuy nhiên vị đắng một phần cũng là do giống và vùng trà, nên dù có làm từ cổ thụ hay tiểu thụ vì vẫn đắng nhiều. Cùng thuộc Vân Nam nhưng cây trà đến từ núi Bố Lãng thường có vị đắng nhiều, trong khi đó trà đến từ Dị Võ lại nhẹ nhàng hơn.

Dựa vào vị chát: Vị chát là vị khi đầu lưỡi của chúng ta cảm thấy tê tê hay cay cay giống như uống rượu vang. Thông thường thì bánh trà Phổ Nhĩ làm từ cây trà non hay trà mới được trồng bởi bàn tay con người sẽ chát nhiều hơn so với trà cổ thụ.

Dựa vào hậu vị: So với vị đắng và vị chát thì hậu vị sẽ dễ cảm nhận hơn. Hậu vị mà hầu hết người uống trà mong muốn ở trà đó là vị ngọt. Cây trà cổ thụ thường sẽ có hậu ngọt kéo dài ở cổ họng, không thấy khô cổ. Còn cây trà non có thể có cùng độ ngọt, nhưng có thể sẽ thấy khô cổ, đồng thời vị ngọt cũng phai đi rất nhanh.

Dụa vào trà khí: Trà Khí là từ bạn sẽ hay bắt gặp khi nói chuyện với người uống Phổ Nhĩ lâu năm. Nếu nói theo cách kiếm hiệp thì cây trà cổ thụ có nhiều “khí” vì cây trà đã hấp thụ tinh khí đất trời trong hàng trăm năm. Nên khi uống trà Phổ Nhĩ làm từ cây trà cổ thụ, bạn sẽ hấp thụ phần tinh khí ấy nên sẽ thấy được thư giãn và thoải mái ở cơ thể lẫn trí óc.

Đánh giá bằng màu nước trà: Phổ Nhĩ chín thì khó phân biệt vì hầu hết có màu nâu đỏ sẫm hay cánh gián. Phổ Nhĩ sống thì dễ quan sát hơn. Bánh Phổ Nhĩ sống có phẩm chất thật sự tốt thì khoảng vài năm đầu có màu vàng sáng, gần 5 năm thì sẽ chuyển sang vàng cam nhạt, còn gần 10 năm mới có màu cam đỏ hay nâu đỏ.

Di Linh