Đồng Hỷ: Diện tích chè giống mới chiếm 82% 

Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp nên giá trị thu nhập từ sản xuất chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ hiện đạt khoảng 300 triệu đồng/ha/năm. Đã trồng mới, trồng lại 320ha chè giống mới năng suất cao, nâng tỷ lệ các giống chè mới chiếm 82% trong tổng số 3.911 ha chè toàn huyện.

Huyện Đồng Hỷ có diện tích chè đứng thứ 3 toàn tỉnh Thái Nguyên. Toàn huyện có hơn 3.900ha chè, trong đó diện tích chè kinh doanh là trên 3.700ha. Thời gian qua, huyện đã tập trung thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân liên kết thành lập làng nghề, chuyển đổi cơ cấu giống, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm chè. Trên địa bàn huyện hiện có 5 làng nghề chè và 36 làng nghề chè truyền thống đã được công nhận.

Huyện Đồng Hỷ đã trồng mới, trồng lại 320ha chè giống mới năng suất cao, nâng tỷ lệ các giống chè mới chiếm 82% trong tổng số 3.911 ha chè toàn huyện. Ảnh minh họa
Huyện Đồng Hỷ đã trồng mới, trồng lại 320ha chè giống mới năng suất cao, nâng tỷ lệ các giống chè mới chiếm 82% trong tổng số 3.911 ha chè toàn huyện. Ảnh minh họa

Từ năm 2020 đến nay, huyện Đồng Hỷ đã trồng mới, trồng lại 320ha chè giống mới năng suất cao, nâng tỷ lệ các giống chè mới chiếm 82% trong tổng số 3.911 ha chè toàn huyện. Cùng với đó, cơ quan chuyên môn của huyện và chính quyền địa phương cũng tích cực vận động các cơ sở, hộ làm nghề chè tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật; đầu tư máy móc vào sản xuất; mở rộng trên 2.200ha diện tích sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ....

Đến nay , toàn huyện Đồng Hỷ có hơn 678ha diện tích chè được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ (chiếm 17,34% tổng diện tích); khoảng 50% diện tích chè được tưới nước tiết kiệm; 90% diện tích chè được đốn bằng máy; có 20 cơ sở chế biến chè đạt công suất trên 1 tấn chè búp tươi/ngày, trên 1.000 cơ sở chế biến chè thủ công, nhỏ lẻ, 14 làng nghề và 20 hợp tác xã sản xuất, chế biến chè...

Thời gian tới, huyện Đồng Hỷ tiếp tục triển khai hiệu quả cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước; rà soát, sắp xếp thực hiện phân vùng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến; đẩy mạnh liên kết sản xuất và ứng dụng kỹ thuật, khoa học - công nghệ vào sản xuất. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, gắn bảo tồn làng nghề chè với phát triển văn hóa, du lịch tại địa phương…

Nguyên Tuấn Dũng

Từ khóa:
#h