Anh Hoàng Văn Tuấn - Giám đốc Hợp tác xã trà an toàn Phú Đô, cho biết: “Đối với Thái Nguyên là vựa chè lớn, trong những năm qua các doanh nghiệp, HTX và nông dân luôn nỗ lực cắt giảm phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong việc chăm sóc cây chè, qua đó đã hình thành và phát triển nhiều HTX tiên phong trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nói không với hoá chất. Trải qua nhiều năm sản xuất hữu cơ, chất lượng, sản lượng, giá trị các sản phẩm trà được nâng cao, góp phần tạo viêc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số”.
Bên cạnh đó, anh Tuấn chia sẻ thêm, chúng ta thường thấy và nghe rất nhiều về phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thưc vật hoá học được nông dân sử dụng trong sản xuất nông nghiệp.Tác hại, hệ lụy có của thuốc BVTV, thuốc cỏ và phân hoá học đã được chứng minh có hại rất lớn cho môi trường, sức khỏe con người, bao gồm trực tiếp và dán tiếp. Ngoài ra, còn gây xói mòn, bạc màu đất. Cây trồng cũng kém sức đề kháng với sâu bệnh…sản phẩm nông sản có nguy cơ tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật luôn hiện hữu, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, đến sức khỏe người sản xuất và tiêu dùng. Qua đó giá trị nông sản không cao và kém tính bền vững.
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực, nhưng việc quá lạm dụng cũng là con dao 2 lưỡi dẫn đến những hậu họa khôn lường, nhất là đối với sức khỏe con người và môi trường.
Việc lạm dụng thuốc BVTV đem lại những hệ lụy xấu, tiêu cực. Thuốc gây độc hại cho người và gia súc, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng, làm ô nhiễm môi trường, diệt cả côn trùng và vi sinh vật có ích, từ đó tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển, bùng phát mạnh hơn. Dùng thuốc không đúng kỹ thuật, sẽ nhanh chóng tạo nên tính kháng thuốc của sâu bệnh.
Thuốc BVTV nhiều khi còn để lại dư lượng độc hại trên nông sản làm ngộ độc người sử dụng giảm chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản trên thị trường. Sử dụng thuốc BVTV càng nhiều, càng rộng, càng không đúng kỹ thuật thì những nhược điểm, hạn chế, tiêu cực của thuốc càng lớn, càng nguy hại.
Theo Cục BVTV (Bộ NN-PTNT), ở Việt Nam hiện có khoảng 1.700 hoạt chất thuốc BVTV với trên 4.000 sản phẩm thương mại có các tên gọi khác nhau. Đáng lưu ý, chỉ trong tháng 4-2019 nước ta nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu đạt gần 82 triệu USD, số liệu từ Tổng cục Hải Quan.
Mới đây, tòa án Mỹ phán quyết chất glyphosate thành phần chính trong thuốc diệt cỏ Roundup của Monsanto có liên quan đến ung thư. Trong khi đó hóa chất này cũng như nhiều thuốc bảo vệ thực vật độc hại khác vẫn đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam.
Trong môi trường tự nhiên hệ vi sinh vật đươc ví như "mạnh máu" có vai trò đặc biệt quan trọng, trong cải thiện cấu trúc đất, chuyển hóa dinh dưỡng trong phân bón cung cấp cho cây trồng, phân giải các chất hữu cơ trong đất, chuyển hóa các chất khó tan thành chất dễ tan giúp cây trồng hấp thụ dễ dàng, giải phóng các chất khoáng bị giữ chặt trong đất thành dạng dễ tiêu cho cây hấp thụ. Bên cạnh đó còn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, tiết ra các vitamin và chất sinh trưởng có lợi đối với cây trồng, cố định nitơ tự nhiên để tạo ra đạm sinh học cung cấp cho cây trồng…
Qua đó, có một số giai pháp mang tính bền vững như: để cây cỏ phủ đất là biện pháp giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn, hạn chế được sâu bệnh. Ở điều kiện thời tiết vụ đông khi nhiệt độ thấp, ít mưa, che phủ giúp giữ ấm, hạn chế bốc hơi nước, duy trì độ ẩm đất. Khi ở vụ hạ thì nhiệt độ và lượng mưa khá cao, che phủ đất lại có tác dụng thoát nước và làm mát cho bộ rễ. Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh, phân chuồng ủ hoai mục, than sinh học...là giải pháp mang tính hồi sinh cho nông nghiệp
Sử dụng các chế phẩm vi sinh, thuốc trừ sâu sinh học, thảo mộc nhằm bảo vệ vi sinh vật có lợi nhằm cho cân bằng hệ sinh thái, thông qua đó việc phòng ngừa sâu bệnh hại hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí và chất lượng, độ an toàn của sản phẩm nông sản đạt...
Phi Long/VPTB