Tây Phong là một xã miền núi của tỉnh Hòa Bình, nằm ở phía Tây Nam của huyện Cao Phong, có trục đường Quốc lộ 6 chạy qua cách trung tâm huyện 6 km. Phía Đông giáp xã Dũng Phong và xã Tân Phong, phía Nam giáp với xã Nam Phong và xã Quy Hậu, huyện Tân Lạc, phía Tây giáp xã Trung Hòa, huyện Tân Lạc, phía Bắc giáp thị trấn Cao Phong, xã Bắc Phong và xã Bình Thanh.
Với địa hình tương đối bằng phẳng, đồi núi thấp phù hợp với điều kiện sản xuất đất nông nghiệp, tổng diện tích tự nhiên là 2.179,76 ha, trong đó đất nông nghiệp 605 ha, chiếm 27,75 diện tích, diện tích đất chuyên dùng là 14,55 ha chiếm 0,7% diện tích, đất ở nông thôn là 159,83 ha chiếm 7,3% diện tích, còn lại 363,54 ha chiếm 36,8% diện tích là đồi núi, suối, đá.
Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Văn Bền, Chủ tịch UBND xã Tây Phong (huyện Cao Phong) cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội của xã tiếp tục chịu sự tác động của suy thoái kinh tế thế giới cũng như trong nước. Bên cạnh đó, sự bất thường của thời tiết như nắng nóng, hạn hán, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, đặc biệt là ảnh hưởng bệnh dịch tả Châu Phi, giá cả các mặt hàng nông sản không ổn định gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi trên địa bàn. Việc thực hiện các biện pháp cắt giảm đầu tư công, tiết kiệm chi thường xuyên theo quy định đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã.
Theo ông Bền cho biết thêm, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy, sự chỉ đạo sát sao của HĐND, UBND xã Tây Phong đã chủ động khắc phục mọi khó khăn, tập trung quản lý, điều hành thực hiện toàn diện các lĩnh vực công tác. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của xã 9 tháng đầu năm có nhiều chuyển biến tốt. Tăng trưởng kinh tế đạt khá, cơ sở vật chất được tăng cường, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Sản xuất nông nghiệp có nhiều cố gắng. Công tác chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cơ bản đảm bảo theo kế hoạch, các công trình dự án được triển khai theo kế hoạch. Lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt nhiều thành tích nổi bật. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện. Quốc phòng - an ninh đươc củng cố vững chắc.
Cụ thể, về lĩnh vực trồng trọt được chỉ đạo các thôn xóm tập trung thu hoạch sản phẩm nông nghiệp đặc biệt là cam và mía, chăm sóc tốt hoa màu vụ đông xuân, tăng cường và triển khai đồng bộ sản xuất vụ chiêm xuân theo đúng khung thời vụ. Làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng. Chủ động điều tiết nước hợp lý, tiết kiệm để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngay từ đầu năm UBND xã đã tập trung chỉ đạo các thôn, xóm và cán bộ chuyên môn của Ủy ban theo từng chức năng nhiệm vụ xuống từng cơ sở thôn, xóm động viên nhân dân khắc phục khó khăn, gieo trồng hết diện tích đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Với tổng diện rà soát diện tích các loại cây trồng 9 tháng đầu năm 2023, diện tích cấy vụ chiêm xuân là 50 ha, hiện đã cấy xong; diện tích cây mía 170 ha, trong đó mía trắng 100 ha, lưu vụ là 60 ha, trồng mới 40 ha; mía tím 70 ha, trong đó lưu vụ 40 ha, trồng mới 30 ha; rau màu các loại 22,9 ha; diện tích cây có múi 177 ha, trong đó diện tích cây cam là 143 ha; cây bưởi là 25,5 ha; cây chanh 8,9 ha; diện tích sắn 17,1 ha; diện tích ngô 125,05; khoai sọ 16 ha. Ký nhận tem dán nhãn sản phẩm ocoop đơn vị xã Tây Phong với Phòng Nông nghiệp huyện Cao Phong...
Trong đó, chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn xã phát triển tương đối ổn định, hình thức chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình nhỏ, lẻ, chưa có trang trại lớn. Công tác chăn nuôi được duy trì làm tốt công tác tiêm phòng và phòng, chống đối rét cho đàn gia súc, tổng đàn trâu, bò của xã là 405 con, đàn lợn 896 con, đàn gia cầm khoảng 12.210 con, đàn dê 300 con; đàn chó 617 con, đàn hươu sao 20 con; đàn ong 46 đàn; vật nuôi khác khoảng 3.469 con.
Công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm được thực hiện thường xuyên, không để các loại bùng phát. Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng chống đói, rét cho đàn gia súc, gia cầm. Tăng cường công phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn; thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ các hoạt động buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm và các sản phẩm liên quan. Triển khai phun thuốc khử trùng tiêu độc trên địa bàn được 9.000m2. Xây dựng kế hoạch triển khai tháng vệ sinh, khử trùng tiêu độc phòng, chống dịch bệnh động vật; kế hoạch phòng chống dịch bệnh, gia súc, gia cầm, thủy sản trên địa bàn xã. Triển khai tiêm phòng cho đàn gia súc vụ xuân hè năm 2023 được 67/96 con trâu, đạt 69,8% và 158/183 con chó đạt, 86,3%.
Tiếp đó, về công tác bảo vệ rừng được tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nghiêm chỉnh Luật bảo vệ và phát triển rừng. Tăng cường chăm sóc, bảo vệ và quản lý rừng từ cơ sở, chủ động các biện pháp phòng, chống cháy rừng trong mùa khô hanh. UBND xã, cán bộ kiểm lâm chủ động phối hợp với tổ tuần tra bảo vệ rừng kịp thời phát hiện và xử lý những trường hợp phá rứng làm nương, chặt phá cây tươi làm củi. Ở các thôn xóm thường xuyên tuyên truyền công tác bảo vệ rừng bằng cách lồng ghép thông qua các buổi họp thôn.
Về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) thực hiện tốt công tác chỉ đạo, điều hành và xây dựng kế hoạch nông thôn mới năm 2022 tập trung xây dựng và hoàn thiện hồ sơ các tiêu chí NTM kiểu mẫu theo bộ tiêu chí khu dân cư NTM kiểu mẫu và vườn mẫu tỉnh Hòa Bình theo lộ trình. Xây dựng kế hoạch phát động phong trào chương trình xây dựng NTM đến với nhân dân, lồng ghép nội dung về xây dựng NTM, vận động toàn dân tham gia phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới” đô thị văn minh. Khảo sát đăng ký làm 02 công trình nâng cấp đường tại xóm Chạo Khạ và xóm Bảm. Xã triển khai mô hình điểm của huyện về chính quyền thân thiện, vì nhân dân phục vụ tại UBND xã.
Cùng với đó, về dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực tạo công ăn việc làm cho người lao động trong địa phương như các cơ sở sản xuất gạch xây dựng, dịch vụ kinh doanh sản xuất cơ sở nhỏ, đại lý xăng dầu và doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, khuyến khích và tạo điều kiện cho các hộ dân mở rộng các lĩnh vực ngành nghề, như thợ nề, thợ mộc phục vụ tại chỗ, toàn xã có trên 35 đầu xe ô tô các loại phục vụ vận chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất kinh doanh...Về công tác tài chính ngân sách trên địa bàn xã và ngân sách cấp trên cấp đảm bảo đúng theo luật ngân sách. Đảm bảo chi con người, chi công việc, chống thất thoát lãng phí, triển khai thu các loại phí, thuế đất phi nông nghiệp đúng theo thời gian quy định.
Về công tác giáo dục tiếp tục đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, Cuộc vận động “Hai không” và tiếp tục hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Phát triển quy mô trường, lớp học và huy động tối đa học sinh trong độ tuổi ra lớp...Cùng với đó, một số lĩnh vực công tác khác trong 9 tháng đầu năm 2023 trên địa bàn xã Tây Phong đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao so với cùng kỳ năm 2022.
Đặc biệt, về phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2023 trên địa bàn xã Tây Phong phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu trong năm 2023 do HĐND xã và UBND huyện giao, cụ thể tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức 11%; duy trì cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm 60%; xây dựng, tiểu thủ công nghiệp 25%; dịch vụ 15%; diện tích gieo trồng đạt trên 600 ha; duy trì chăm sóc tốt diện tích cây có múi hiện có; sản lượng lương thực quy hạt đạt trên 1000 tấn; chăn nuôi gia súc, gia cầm tăng 5% so với năm 2022; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn trên 4 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người phấn đấu đạt 49,5 triệu đồng/người/năm...
PHI LONG/VPTB