Khó khăn trong việc giữ vững thị trường chè xuất khẩu

Đại dịch Covid- 19 cùng với tình trạng cung vượt cầu đang ảnh hưởng đến thị trường chè toàn cầu, các thị trường lớn như Đài Loan, Trung Quốc và Nga gần như đóng băng khiến xuất khẩu chè của Việt Nam gặp khó. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu chè Việt Nam vẫn nỗ lực khắc phục khó khăn để đưa mặt hàng này ra thị trường thế giới.

Dịch bệnh Covid-19 đã gây ra không ít khó khăn cho xuất khẩu chè Việt Nam. Các thị trường quốc tế đều rơi vào tình trạng ngừng giao thương để ứng phó dịch bệnh, thậm chí có nơi hạn chế tụ tập đông người, làm cho các hoạt động thương mại, dịch vụ đình trệ, sức tiêu thụ thực phẩm chè cũng chững lại.

Theo Hiệp hội Chè Việt Nam, sản xuất chè 11 tháng đạt 175 nghìn tấn, ước cả năm đạt 180 nghìn tấn, so với năm 2019, giảm khoảng 5.000 tấn. Xuất khẩu chính ngạch sau 11 tháng đạt 124 nghìn tấn, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2020, ước cả năm, xuất khẩu đạt 135 nghìn tấn. Xuất khẩu chính ngạch, 11 tháng đạt 124 nghìn tấn, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2020, ước cả năm, xuất khẩu đạt 135.000 tấn; xuất khẩu tiểu ngạch ước cả năm đạt 10 nghìn tấn.

Khó khăn trong việc giữ vững thị trường chè xuất khẩu - Ảnh 1

Về giá trị, xuất khẩu chè 11 tháng năm 2020 đạt 201 triệu USD, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm 2020, ước cả năm 2020 đạt khoảng 220 triệu USD. Sản lượng xuất khẩu tăng nhưng kim ngạch xuất khẩu giảm, nguyên nhân do giá xuất khẩu giảm 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Hoàng Vĩnh Long - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chè Việt Nam nhận định, năm 2020, ngành chè gặp rất nhiều khó khăn, khi các hợp đồng xuất khẩu của các doanh nghiệp đã ký kết nhưng do dịch Covid-19 khiến nhiều hợp đồng bị giãn, hoãn, thậm chí một số hợp động còn bị yêu cầu giảm giá, trong khi đó, các hợp đồng mới gần như không có. Đáng chú ý, vấn đề chi phí vận tải cũng gây khó khăn cho nhiều ngành hàng nông sản, trong đó có ngành chè. Nếu như mọi năm, chi phí vận tải chỉ khoảng 700 - 900 USD/container thì năm nay lên tới 2.700 - 3.000 USD/container, cao gấp 3 lần, tạo sức ép rất lớn về chi phí, trong khi giá chè lại giảm. Trong bối cảnh đó, thị trường nội địa là một trong những thị trường quan trọng cho mặt hàng này.

Ước tính, tiêu thụ nội địa ước cả năm duy trì ở mức 45.000 tấn, với giá bán đạt 150 nghìn đồng/kg. Hiện nay, một số dòng chè Shan, nhất là dòng chè Shan mới có giá bán cao, tiêu thụ ổn định. Tiêu thụ nội địa đã giúp ngành chè tháo gỡ một phần khó khăn khi xuất khẩu bị ảnh hưởng.

Mặt khác, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ tháng 8/2020 đang tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp. Đối mặt với các biện pháp ứng phó dịch bệnh Covid-19, nhiều quốc gia hầu như đóng cửa giao thương thương mại, bao gồm cả nông sản và thực phẩm. Thế nhưng, ngành chế biến và xuất khẩu chè Việt Nam đã cố gắng để việc xuất khẩu sản phẩm chè không bị ách tắc.

Tuy nhiên, EVFTA là lợi thế cực lớn và cũng là thách thức cho ngành chè của Việt Nam. Lợi thế thì ai cũng thấy, nhưng thách thức chính là chúng ta phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt của thị trường châu Âu.

Những năm tới đây, để giữ ổn định diện tích cây chè, nhưng phải nâng cao giá trị gia tăng của chè và sản phẩm trà. Do đó, các địa phương cần đánh giá lại thực trạng sản xuất, kinh doanh, đầu tư, chỉ đạo, tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu. Nhằm nâng cao chất lượng chè, cần đẩy mạnh chế biến, liên kết; phân khúc sản phẩm chè, từ đó gắn với chọn giống và chế biến trà; chú ý phát triển, nâng cao chất lượng các sản phẩm mới, nhưng đồng thời cũng phải nâng cao chất lượng sản phầm truyền thống.

Di Linh